Còn 10 ngày nữa là tới giáng sinh rồi. Thế nên thay vì chia sẻ thông thường, chúng ta làm một hoạt động warm-up trong lúc đọc nội dung thử xem.
Tuần trước mình có nói về Common Sense và Logic. Hôm nay chúng ta bàn một chút về khía cạnh customer-driven và customer-led nhé. Trước khi vào, hãy tìm hiểu về Sáng Tạo, Đổi Mới và Sáng Chế
Creativity is coming up with new and useful ideas.Innovation is the successful implementation of those ideas. One interesting connection between creativity and innovation: you can have quite a lot of creativity in a business organization without having much innovation at the other end.
Sáng tạo là việc nghĩ ra những ý tưởng mới và hữu ích. Còn hoạt động đổi mới là việc thực thi những ý tưởng đó một cách thành công. Sự kết nối giữa hai điểm này, sáng tạo và đổi mới, là bạn có thể có rất rất nhiều ý tưởng để làm cái này cái kia trong tổ chúc doanh nghiệp nhưng điều đó chưa chắc bạn có thể có những kết quả của sự đổi mới sau cùng.
Như vậy, bạn sẽ thấy chuỗi bắt đầu đều đi từ việc có ý tưởng nhưng cái nào thành hình và thành hình thành công (thậm chí mang một sự ảnh hưởng đổi mới gì đó) thì nó sẽ gọi là innovation đổi mới.
Nhưng mà sáng tạo có thực sự là từ cái gì đó mới hoàn toàn không? Tức là một việc sáng tạo có phải bắt đầu từ một ý tưởng mới coóng không? Thì câu trả lời là KHÔNG.
Difference is there between creativity and inventiveness. creativity is which we do the existing one or old one with a new way or in a different way of presenting.inventiveness is that finding the new one which is not related to existing one or old one. invention is different from creativity.
Sự khác nhau giữa sáng tạo và sáng chế là: sáng tạo là việc bạn tái sử dụng một ý tưởng cũ hoặc thực hiện một ý tưởng hiện có BẰNG MỘT CÁCH MỚI hoặc KHÁC. Sáng chế thì lại khác, nó là việc bạn tìm ra một cách hoàn toàn mới, không dính líu gì tới cái cũ hoặc cái đang hiện hành.
Ủa mà mình nói mấy cái này để làm gì? Để bạn bắt đầu suy nghĩ chuyện sáng tạo, đổi mới và sáng chế thì nó liên quan gì tới khái niệm customer-driven và customer-led.
*Hint: customer-driven gần như là customer centric, là đặt khách hàng vào trọng tâm trong hoạt động doanh nghiệp. Còn customer-led là khách hàng nói gì thì mình làm theo đó.
Bạn đoán thử xem?
Cuối tuần này mình sẽ giải nhé. Còn bây giờ thì chúc bạn một ngày nhiều năng lượng.
T đg làm corporate, mọi hành động, ý tưởng, sáng tào đều hướng đến mục tiêu “Customer centricity”. Khi khách hàng đc ở vị trí trung tâm, đc coi trọng, đc hướng đến thì họ sẽ thấy hài lòng nên sẽ ko cần phải chạy theo khách hàng mọi lúc mọi nơi nữa 😁
t thì ko có khách hàng external, chỉ có internal tức là đồng nghiệp, thông thường t sẽ thiết lập ranh giới cho chính mình, thông thường vẫn nói Yes, nhg khi nào qua ranh giới sẽ nói No. Kiểu bọn nó ép deadline quá thì thôi khỏi, có thể thương lượng nhg ko nhượng bộ quá nhiều để bị lấn lướt
Này gần gần rồi đó. Ranh giới. Nó sẽ còn một vài yếu tố nữa như Ranh giới dựa trên cái gì? Làm sao để cân bằng. Internal với external bản chất cũng giống nhau thôi à.
Ranh giới thường là điểm giao giữa mức độ hài lòng nói chung của khách hàng (dựa trên kinh nghiệm, pvan, ksat...) và khả năng thực hiện của mình (tgian, công sức...). Nói chung chắc cg nhiều cái, để t xem thêm 😅. Ủa, mà sao giống như t đg trả bài cho bà vậy 🤣🤣🤣
T đg làm corporate, mọi hành động, ý tưởng, sáng tào đều hướng đến mục tiêu “Customer centricity”. Khi khách hàng đc ở vị trí trung tâm, đc coi trọng, đc hướng đến thì họ sẽ thấy hài lòng nên sẽ ko cần phải chạy theo khách hàng mọi lúc mọi nơi nữa 😁
Bỏ khách hàng vào vị trí trung tâm để họ hài lòng là đúng, nhưng sao bà biết là mình không làm mọi cách để KH hài lòng? Để không bị họ dẫn dắt?
t thì ko có khách hàng external, chỉ có internal tức là đồng nghiệp, thông thường t sẽ thiết lập ranh giới cho chính mình, thông thường vẫn nói Yes, nhg khi nào qua ranh giới sẽ nói No. Kiểu bọn nó ép deadline quá thì thôi khỏi, có thể thương lượng nhg ko nhượng bộ quá nhiều để bị lấn lướt
Này gần gần rồi đó. Ranh giới. Nó sẽ còn một vài yếu tố nữa như Ranh giới dựa trên cái gì? Làm sao để cân bằng. Internal với external bản chất cũng giống nhau thôi à.
Ranh giới thường là điểm giao giữa mức độ hài lòng nói chung của khách hàng (dựa trên kinh nghiệm, pvan, ksat...) và khả năng thực hiện của mình (tgian, công sức...). Nói chung chắc cg nhiều cái, để t xem thêm 😅. Ủa, mà sao giống như t đg trả bài cho bà vậy 🤣🤣🤣
Ủa alo 🤣🤗 chưa dạy mà trả gì
Ỏ chị Ngọc hỏi câu này hay gheeee
Cảm ơn các bài viết của chị, chúc chị Giáng sinh an lành và vui vẻ ạ.
cám ơn em đã theo dõi, chúc em Giáng Sinh an lành nhé. <3