3 Comments

Chị ơi, với bài viết này tự đúc kết vài điều:

1. Em đã mường tượng được, đâu là kết quả cuối cùng của việc tìm Insight. Câu trăn trở này e có chị ạ "Không biết thứ insight giúp mình viết tốt hơn là cái chi chi?"

Insight trong ví dụ trên: Đó là nhu cầu được mặc đồ có phong cách thiết kế kiểu E nhã nhặn, nhưng khó khăn là tài chính và cảm giác không đáng lắm nếu chỉ-mặc-trên-dưới-vài-lần.

Vì là kinh doanh sản phẩm, nên với insight này chị E đã ra được 2 giải pháp.

2. Ứng dụng vào lên nội dung web: theo câu chuyện chị E thì chị ấy cũng phải có sản phẩm, rồi thấy khó khăn, rồi đánh giá, rồi học hỏi, sau đó mới ra được insight đắt giá. Cho nên là mình không nên đòi hỏi phải có insight đúng ngay từ đầu. Nên là em cứ lên nội dung theo những gì đang có, rồi em lại đào sâu tiếp thì sẽ ra. Lúc e có độc giả rõ ràng, em lại tiếp tục học hỏi.

Cứ làm rồi sẽ tới, mặc dù nội dung còn tạm bợ, nhưng rồi nó sẽ thành hình (chạm insight) vào tương lai.

3. Để ra được insight đắt giá, chị E chắc cũng vò đầu bứt tai biết bao nhiêu. Em nghĩ là chị E cũng đã có một loạt danh sách dài dằng dặc nỗi đau, khó khăn của khách hàng. Rồi sau đó chị ấy mới chọn được 1 cái đắt giá nhất.

Nhưng mà chị Ngọc ơi, ví dụ đó là cho sản phẩm. Nhưng còn lên chiến lược nội dung, mình có nên lọc chỉ còn 1 không ạ, hay là họ có nỗi đau, khó khăn nào thì mình lên nội dung theo như thế. Em nghĩ nội dung càng nhiều càng tốt, chạm được nhiều điểm ạ.

Xia xia chị Ngọc

Expand full comment

với chiến lược nội dung, bám vào insight là bám vào hành trình tâm lý của KH. Em học lại bài hành trình KH và xem template gợi ý chi tiết với video hướng dẫn chị đã nói nha. Nay mai chị sẽ update thêm 1 case ngắn hướng dẫn bắt đầu cách tư duy lên nội dung từ insight và tâm lý KH trên khóa học.

Expand full comment

Dạ, e cảm ơn chị :)

Expand full comment