Làm sao để "Sướng người bán, khỏe người mua"
Hiểu đúng insight khách hàng và áp dụng vào lộ trình thương hiệu
SENSE là chuyên mục bản tin về cách bạn cảm nhận nhịp đập thị trường, bao gồm các xu hướng, cách đọc sử dụng báo cáo, các cách đo lường trong marketing và kinh doanh.
Hello chào bạn,
“Sướng người bán, Khỏe người mua” là một cụm từ mà mới đây học viên của mình đã bất giác bật ra khi bạn ngồi chiêm nghiệm lại các bài video training và chuỗi thực hành hỏi xoáy-đáp xoay mình giao cho. Câu nói đó chính xác được thốt ra trong khoảnh khắc bạn đọc bài “Tại sao chúng ta cần bắt đầu mọi thứ với hành trình khách hàng?” trên bản tin.
Đây là một cột mốc quan trọng. Như bạn biết đấy, mọi thứ là một hành trình. Và khoảnh khắc nhận diện được bức tranh có hệ thống như bạn học viên này, là một touchpoint - điểm chạm trên hành trình khách hàng.
Đó là hành trình của:
Nhận biết: khi bạn lần đầu tiếp xúc với kiến thức và khái niệm insight qua học online
Làm quen: khi bạn làm bài tập mình giao về tìm kiếm insight, và đọc nội dung liên quan trên bản tin mình viết
Chủ động tìm kiếm: khi mình quay lại gỡ rối khúc mắc, hỏi xoáy và giao thêm đề bài
Thực hành: khi bạn tự thân áp dụng insight, quan sát xung quanh
Chiêm nghiệm và xâu chuỗi kiến thức: là lúc bạn thốt ra câu nói trên
Vòng luẩn quẩn của việc tìm insight khách hàng
Bạn học viên này tìm tới mình với một nỗi lo lắng “Không biết gì hết về marketing, liệu có thể tìm kiếm insight và áp dụng nó cho công việc freelance viết lách của mình không?”
Và thực tế trước khi đến với mình, bạn không hề có một bài viết nào trên kênh tiếp thị.
Bạn từng nghĩ “tìm insight là tìm một cái gì đó” với mục đích khách hàng sẽ thuê bạn viết. Nhưng tìm cái gì thì bạn không rõ. Một khi bạn không biết mình tìm cái gì, thì làm sao bạn có thể nhận diện được nó?
Điều này là hành trình luẩn quẩn của nhiều người, không phải một mình bạn. Hầu hết các bạn tìm tới mình đã biết insight là cái cốt lõi để bắt đầu viết hoặc làm kinh doanh tốt hơn. Nhưng đa phần các bạn sẽ dừng lại ở đó và không biết thứ insight giúp mình viết tốt hơn hay làm kinh doanh đúng cách hơn trông như thế nào.
Thế giới kinh doanh ngày nay dập dìu ong bướm khi ai cũng là người bán tiềm năng lấp lánh và ai cũng có thể người mua hoan hỉ. Giống y chang việc tìm kiếm partner trong mối quan hệ yêu đương vậy đó, tới giai đoạn cập kê, ai cũng tự nhiên biết cách làm mình đẹp hơn. Lời mật ngọt của thương hiệu có thể trông rất hấp dẫn như chiếc bánh caramel phủ kem trắng mịn màng đang trưng trong tủ kính trang trọng trước tiệm như lời mời gọi nồng cháy. Nhưng thực khách có:
Đi ngang qua và chịu nhìn chiếc bánh
Nhìn xong rồi có mở cửa bước vào để đặt hàng
Hay 100 người đi qua không một ai nhận thấy chiếc bánh đó dành cho mình?
Chỗ này chính là nhận biết và áp dụng insight khách hàng vào tiếp thị và bán bánh đó.
Một ví dụ về insight trong tiếp thị và kinh doanh
Để mình kể bạn nghe một câu chuyện thực tế mà mình sưu tầm được trong việc kinh doanh và tiếp thị khi áp dụng insight nhé.
Cô E, là một solopreneur nhiệt huyết đam mê với mặt hàng thủ công, đặc biệt là thời trang. Những năm tháng đầu khởi nghiệp, E thực sự vất vả để kết nối với độc giả của mình mặc dù cô viết và chia sẻ rất nhiều nội dung khác nhau, mà cô cho là thú vị. Cho tới khi E tìm thấy mảnh ghép còn sót trong kế hoạch nội dung của mình: insight độc giả. Cô bắt đầu quan sát, ghi chép lại những bình luận, ước mơ nhu cầu thực sự của khách hàng và từng bước lồng ghép nó vào nội dung của mình. Công việc sáng tạo của E lúc này vui hơn và thực sự hiệu quả hơn.
Thực tế E đã không chỉ chia sẻ nội dung một chiều như trước, kiểu sản xuất nội dung công nghiệp cho đủ số bài. Cô viết, nhìn ngắm, nghe ngóng và trò chuyện tương tác với độc giả.
E nhận ra những người theo dõi cô thích phong cách thiết kế thời trang mà cô theo đuổi. Nhưng họ cũng biết với phong cách đó, một chiếc đầm sẽ tốn ít nhất 2 triệu để may đo và có vẻ chỉ những dịp sang trọng thì nên mặc. Vơi một số tiền đầu tư quá lớn và cơ hội sử dụng sản phẩm không nhiều, chọn ngắm nghía các mẫu cô may và giới thiệu hợp lí với họ hơn.
Một số người thậm chí ước ao có phong cách đó và họ đã đi may đo ở nơi khác. Chất lượng có thể kém hơn, nhưng vẫn đảm bảo đẹp và đủ nhã nhặn cho nhu cầu thời trang của họ.
Nắm bắt được điều này, E có hai lựa chọn:
một là làm sao chia sẻ nâng cao giá trị thương hiệu của mình để thu hút các khách hàng có khả năng mua sản phẩm cao cấp hơn
hai là với phong cách thiết kế sẵn có, cô tạo ra sản phẩm gần gũi với người theo dõi hiện tại của mình.
Insight trong case này là gì?
Đó là nhu cầu được mặc đồ có phong cách thiết kế kiểu E nhã nhặn, nhưng khó khăn là tài chính và cảm giác không đáng lắm nếu chỉ-mặc-trên-dưới-vài-lần.
Điểm mạnh là E được công nhận, cô có phong cách thiết kế riêng rõ nét. Điều này chính là bản sắc thương hiệu khi nhắc tới cây viết hoặc solopreneur. Điểm chưa phù hợp là sản phẩm hay giải pháp không thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Đây là trường hợp thu hút sai đối tượng khách hàng và chọn lựa sản phẩm sai để chào bán.
Bạn có thể làm ra một sản phẩm chất lượng tuyệt hảo 200% hơn cả thương hiệu dẫn đầu thị trường, nhưng bạn chưa chắc bán được 1/10 lượng sản phẩm mà thương hiệu kia bán ra. Tại sao? Vì bạn không có người theo dõi.
Và đây chính là làm sai trình tự trong lộ trình phát triển thương hiệu, nói cách khác là đi sai hành trình khách hàng. Đi như thế nào thì đúng?
Bạn có thể xem một phân tích của mình về hành trình khách hàng ở đây hoặc đón đọc thêm các case thực tế mà mình đang viết trong Playbook: Tự tin vẽ đúng hành trình khách hàng, một sản phẩm của gói ONE-YEAR INSIGHT MEMBERSHIP.
Sau 2 năm làm solo với nhiều cú vả vào mặt, mình tự hiểu tại sao bản thân cứ làm này làm nọ mà không thực sự ra kết quả như “người ta”.
Để rồi mình ý thức sâu sắc là ai cũng cần trải qua một hành trình với các cột mốc cụ thể. Và hành trình này chính là hành trình khách hàng mà mỗi người phải học để xây và triển khai cho chính mình.
Nhân dịp gần 2 năm mình bước trên con đường solo và một năm 2023 đầy cột mốc, mình đã thiết kế gói ONE-YEAR INSIGHT MEMBERSHIP để đồng hành cùng content creator và solopreneur trên câu chuyện tìm kiếm và ứng dụng insight vào tiếp thị và kinh doanh.
MEMBERSHIP BAO GỒM HƠN 4 MÓN QUÀ:
Chuỗi 3 khóa học video về phân tích insight, xác định chân dung khách hàng, vẽ hành trình khách hàng
Guidebook: 10 cách thu thập insight miễn phí
Playbook: Tự tin vẽ đúng hành trình khách hàng
1 năm đọc bản tin Insights with Norah
và các templates, worksheet, khóa học nâng cao khác về insight cho content creator, solopreneur
LỢI ÍCH KHI ĐĂNG KÝ MEMBERSHIP:
Biết cách lên kế hoạch và tìm kiếm insight một cách thông minh và hiệu quả
Hiểu được cách phân tích insight và xác định chân dung khách hàng tiềm năng
Tự tin vẽ đúng hành trình khách hàng và biết thương hiệu của mình đang ở đâu
Tư duy đúng insight để phát triển lộ trình tiếp thị và kinh doanh có hệ thống hơn
Bạn có thể PRE-ORDER từ nay tới 23h59’ ngày 14/12 để nhận được ưu đãi tốt nhất. Đây là phần quà mình tặng bạn nhân dịp bản thân sắp bước sang một chương mới.
Norah VO
From Insight To Intelligence
Chị ơi, với bài viết này tự đúc kết vài điều:
1. Em đã mường tượng được, đâu là kết quả cuối cùng của việc tìm Insight. Câu trăn trở này e có chị ạ "Không biết thứ insight giúp mình viết tốt hơn là cái chi chi?"
Insight trong ví dụ trên: Đó là nhu cầu được mặc đồ có phong cách thiết kế kiểu E nhã nhặn, nhưng khó khăn là tài chính và cảm giác không đáng lắm nếu chỉ-mặc-trên-dưới-vài-lần.
Vì là kinh doanh sản phẩm, nên với insight này chị E đã ra được 2 giải pháp.
2. Ứng dụng vào lên nội dung web: theo câu chuyện chị E thì chị ấy cũng phải có sản phẩm, rồi thấy khó khăn, rồi đánh giá, rồi học hỏi, sau đó mới ra được insight đắt giá. Cho nên là mình không nên đòi hỏi phải có insight đúng ngay từ đầu. Nên là em cứ lên nội dung theo những gì đang có, rồi em lại đào sâu tiếp thì sẽ ra. Lúc e có độc giả rõ ràng, em lại tiếp tục học hỏi.
Cứ làm rồi sẽ tới, mặc dù nội dung còn tạm bợ, nhưng rồi nó sẽ thành hình (chạm insight) vào tương lai.
3. Để ra được insight đắt giá, chị E chắc cũng vò đầu bứt tai biết bao nhiêu. Em nghĩ là chị E cũng đã có một loạt danh sách dài dằng dặc nỗi đau, khó khăn của khách hàng. Rồi sau đó chị ấy mới chọn được 1 cái đắt giá nhất.
Nhưng mà chị Ngọc ơi, ví dụ đó là cho sản phẩm. Nhưng còn lên chiến lược nội dung, mình có nên lọc chỉ còn 1 không ạ, hay là họ có nỗi đau, khó khăn nào thì mình lên nội dung theo như thế. Em nghĩ nội dung càng nhiều càng tốt, chạm được nhiều điểm ạ.
Xia xia chị Ngọc