XU HƯỚNG EDUTAINMENT CÓ CÒN LÀ XU HƯỚNG?
Giá trị độc giả muốn thấy trong content ngày nay là ...
Hello,
Chào bạn. Gần đây mình được mời tham dự một workshop về việc ứng dụng Edutainment trong chiến dịch truyền thông cho sữa Nuvi của nhà Nutifood. Đây là một chiến dịch nhắm tới thế hệ alpha - những bạn nhỏ ở độ tuổi từ 0 - 12.
Edutainment thực sự không mới, nhưng khi chúng ta đặt trong bối cảnh thời đại số và thay đổi thế hệ ngày nay, có vẻ Edutainment sẽ là một câu chuyện cần chia sẻ lại, sâu và nhiều hơn.
Edutainment là gì?
Đây là cụm từ gộp lại từ Education và Entertainment, nghĩa là có sự kết hợp của việc giáo dục nhưng lại mang tính giải trí. Đây cũng là một xu hướng có phần nhan nhản khắp ngóc ngách truyền thông, một nội dung phải có giá trị thì mới khiến độc giả dừng chân mà xem. Và giá trị được lòng đại chúng nhất là sau khi xem xong, người ta cảm thấy mình thông minh hơn, hay vui vẻ sảng khoái hơn.
Không biết khi nhắc tới đây, bạn có nhớ được các nội dung bài post hay video mình hay xem lướt mỗi ngày có nằm trong hai yếu tố này không? Hoặc là bao gồm cả hai yếu tố này chẳng hạn. Mình chắc là có, nhiều là đằng khác.
Edutainment xuất phát từ việc sử dụng các hình thức vui nhộn để giáo dục trẻ nhỏ. Hình thái của nó là các trò chơi quiz, là các chương trình giải trí truyền hình, là các bảo tàng tương tác hay các quyển sách tranh truyện mà bọn trẻ được khuyến khích vừa học vừa chơi.
Trong bối cảnh khả năng tập trung của con người ngày càng giảm, nội dung video lên ngôi, thì eudutainment lần nữa trở nên cực kì thiết yếu để thương hiệu kết nối với người tiêu dùng tốt hơn.
Bạn sẽ thấy edutainment được dùng hầu như xuyên suốt hành trình khách hàng, từ giai đoạn tăng nhận diện thương hiệu, tới tăng cường sự yêu thích và dẫn tới các chuyển đổi mua hàng. Theo Worldbank, áp dụng edutainment giúp thương hiệu khơi gợi cảm xúc và dễ dàng mời gọi khách hàng tiến gần hơn, hiểu và nhớ tới thông điệp của thương hiệu hay các đặc tính sản phẩm tốt hơn.
Gamification (game hóa) hay các hình thức storytelling hài hước cũng là một nhánh trong vũ trụ edutainment đấy ạ.
Một vài con số đáng chú ý bạn nên biết về Edutainment
Mặc dù thuật ngữ Edutainment đã tồn tại khá lâu, nhưng hiện tại mình vẫn chưa tìm được hẳn một báo cáo chuyên môn với thuật ngữ này trong lĩnh vực truyền thông tiếp thị. Tuy nhiên, nếu chúng ta phân tách theo tính chất của giáo dục và giải trí kết hợp, rõ ràng có các gợi ý mà mình tin rằng rất đáng thuyết phục sau.
Nội dung định dạng video ngắn
Không gì có thể giải trí hoặc tương tác tốt hơn loại hình video. Thực tế ra trong hầu hết các khảo sát chiến lược nội dung của thương hiệu cho tới người làm sáng tạo nội dung toàn cầu, video ngắn tiếp tục lên ngôi. Về mặt thống kê để tham khảo, có khoảng 80% content marketer trong lĩnh vực B2B sẽ tiếp tục khai thác nội dung video. Trong khi đó, có 90% content marketer sẽ gia tăng đầu tư vào nội dung video để phục vụ cho nhóm B2C. Trong các bài viết trước mình cũng chia sẻ về các dạng reels, hay tiktok hoặc short từ Youtube rồi.
Một bức tranh nhanh các dạng nội dung video được Content Markeing Institute chia sẻ, bạn sẽ thấy gần ½ nói rằng video ngắn cho hiệu quả truyền thông cao nhất. Nếu chúng ta kết hợp thêm các nhánh nội dung hiệu quả theo chart bên dưới, bạn sẽ có kết quả theo thứ tự sau:
Video ngắn chủ về công ty, sản phẩm
Video ngắn về các câu chuyện thành công của khách hàng
Video ngắn tổng quan sản phẩm
Video ngắn về how-to (dạng nội dung làm sao, như thế nào)
Video ngắn phỏng vấn chuyên gia
Chẻ nhỏ ra nữa, bạn sẽ thấy video ngắn có thể là một lát cắt của một chiếc clip dài hơi đầy đủ hơn các dạng nội dung trên. Nhưng nó nhanh, nó đủ tính giải trí (như xem trailer film) và đủ educate giáo dục người xem về một điều gì đó. Quan trọng là phải biết cắt khúc nào đủ hay ho để tiếp nối độc giả tới video dài hơi hơn.
Mình để chart về loại nội dung video hoạt động tốt nhất bên dưới nhé. Link full mình sẽ để ở cuối bài. 1
Nội dung hài hước
Bên cạnh định dạng video là một minh chứng cho nhu cầu visual, tương tác và vui nhộn; thì rõ ràng những nội dung hài hước đang chiếm sóng hầu hết các kênh truyền thông tiếp thị ngày nay. Việc này cũng không quá mới mẻ giật gân gì, chúng ta đã quen dần với những hình ảnh của meme, những câu quote giật gân hài hước ngáo ngơ của người nổi tiếng. Đây là một hệ quả của thế giới số và xu hướng thay đổi liên tục.
Với nhận xét chủ quan của mình sau giai đoạn phân tích các chia sẻ từ thế hệ Z, việc nghiện hoặc thích xem các nội dung hài hước cũng có cơ sở bắt nguồn từ áp lực cuộc sống, từ các áp lực đồng trang lứa, cho tới việc muốn đổi màu tích cực lên bên cạnh quá nhiều thông tin tiêu cực.
Cũng theo Hubspot, các nội dung hài hước vui vẻ là nội dung được đầu tư cao thứ hai bên cạnh nhánh nội dung có liên quan mật thiết tới audience - độc giả. Có khoảng ⅓ các nhà làm tiếp thị sẽ đầu tư bỏ thêm nhánh nội dung gây cười này.
Influencers hay content creator sẽ cần quan tâm tới chủ đề mà audiences (độc giả) của mình đang theo dõi, quan tâm cũng như thứ gì sẽ làm họ bật cười. 2
TÓM LẠI THÌ
Việc tạo ra nội dung giá trị với độc giả là chuyện không cần bàn cãi nữa. Nhưng giá trị ở đây là gì thì cần phải xác định cụ thể hơn cho người làm nội dung. Một trong số đó là thị hiếu xem đọc thông tin, bao gồm:
Video ngắn
Nội dung Educate - mang tính giáo dục, giúp người ta hiểu ra cách làm một cái gì đó, hoặc khiến độc giả thấy mình thông minh hơn
Và cả dạng nội dung Entertain nữa - là kiểu nội dung upmood, hài hước
Cám ơn bạn đã đọc đến đây.
Chúc bạn một cuối tuần đầy năng lượng.
Bài sau mình sẽ phân tích một case study xây kênh bằng video theo dạng Edutainment nhé. Bạn có câu hỏi nào muốn mình giải đáp không?
Norah VO
From Insights To Intelligence
*Một tin nhắn nhỏ cho các bạn đã theo dõi và đọc bài Phóng & Thu Năng lượng:
Vào ngày 23.08 (tức thứ 4 vừa rồi), Nhiệm vụ phóng tên lửa lên Mặt Trăng của Ấn Độ đã hoàn thành xuất sắc. Đây là một sự kiện cực kì có giá trị lịch sử cao. Các quốc gia khác như Mỹ, Nga, Trung đã lên Mặt Trăng rồi, nhưng vị trí họ đặt chân không khó nhằn như của Ấn: cực Nam của Mặt Trăng.
Và đây chính là minh chứng cho chúng ta niềm tin rằng, không phải lúc nào cũng cần chi thật nhiều tiền, cũng không phải lúc nào cũng chạy thật nhanh chạy trước; mà cuộc chơi sẽ luôn thú vị khi bạn đặt cái tâm và học cách hoàn thành mục tiêu của mình phù hợp với bản thân nhất. Tất nhiên nếu thông minh sau khi phân tích có cơ sở thì lại càng tuyệt vời hơn nữa, phải không? =)
https://contentmarketinginstitute.com/wp-content/uploads/2022/10/b2b-2023-research-final.pdf