6 Comments

Dạ em đồng tình với chuyện nên bắt đầu với một concept vừa đủ và mở cửa đón nhận ạ. Vì em cũng đang bắt đầu, nhúng tay vô làm, tìm hiểu thông tin xong thấy cần sửa tè le các thứ.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm về chuyện "Thế nào là một concept vừa đủ?". Vì đôi lúc mình cũng chưa tìm ra concept luôn huống chi là vừa đủ =))). Tôi muốn làm một kênh podcast, nhưng kênh đó trông thế nào? Tôi muốn viết một ebook, nhưng ebook đó nói về điều gì?

Theo trải nghiệm cá nhân của em, thì các concept thường đến từ bên trong chính em, đó là một cái khát khao nào đó, một mong muốn giải quyết vấn đề nào đó,... Hay nói một cách khác thì nó gần như là mình tìm ra cái "why" - vì sao mình lại làm việc này (Chưa cần phải là Big why, chỉ cần why gợi mở là đủ) thì em mới bắt tay vào làm, trong quá trình làm vừa nghiên cứu vừa tối ưu. Chứ em mà chưa trả lời được cái này, thì em sẽ mãi loay hoay, cũng sẽ kiểu đi Research, đi nghiên cứu gì đó để gom thông tin, nhưng mọi thứ nó cứ chợt chạt ở ngoài và em không thể nào bắt tay vào làm nó.

Thí dụ, em bắt đầu cái bản tin 5:00 Writers từ việc đồng hành viết mỗi sáng với một bạn khác. Gần đây em muốn làm một kênh podcast theo format phỏng vấn, trò chuyện với các Coach, đặc biệt trong lĩnh vực Health Coach vì em đã có cơ hội được trò chuyện với một chị Health & Spiritual Coach từ cuối 2021 đến nay, mỗi tháng 1 lần, hai chị em chỉ gặp để trò chuyện thôi. Nhưng chính xác là những cuộc gặp đã "cứu" em rất nhiều. Và em nghĩ rằng ừ sẽ nhiều người cần nghe một cuộc trò chuyện như mình đang cần. Biết đâu nó sẽ hữu ích.

Đó cho nên khi em nghe mấy lời khuyên kiểu "Cứ làm đi. Làm rồi mới giỏi" hoặc là "làm đi, lên mạng Search thông tin nghiên cứu xu hướng đi", thì em lại ngớ ra kiểu "Ơ tôi còn chưa biết tôi làm cái này vì điều gì thì làm kiểu gì =)))". Không biết em nghĩ thế này có lệch lạc quá khum huhu

---

Nhân tiện, AFD cũng đang lăm le viết một ebook nhỏ về hiệu suất, cụ thể hơn là chuyện hiểu mình để hiệu suất hơn. Đón đọc những chia sẻ của chị về quản lý hiệu suất bằng Journal ạaa ^^

Expand full comment

Định tắt wifi đi làm việc [tắt wifi là một cách quản lý hiệu suất của chị đó em] thì đọc comment tâm huyết này. Ừm, kinh nghiệm cá nhân của chị và từ việc nghe chia sẻ của ít nhất 2 diễn giả trong vụ concept này là như này:

1. Concept đủ nghĩa là giống như em nói đó, nó cần trả lời được cái "Làm cái này là cái?", "Tại sao cần làm cái này?", "Cho ai?", "Ở đâu/khi nào?" và một vài khái niệm về "Bằng cách nào" (để đưa ý tưởng này ra, hay thực hiện ý tưởng này) một cách sơ khởi nhất. Nghĩa là concept đủ thì ít nhất nó đã có 5W1H mà mọi người hay đồn. Và nó được vẽ thành mindmap/thành một hình minh hoạ hoặc cái gì đó người khác (ko phải mình) nhìn vào cũng hiểu hiểu được phần nào cái ý mình muốn làm là cái gì.

2. Tiếp, tại sao lại đặt nặng câu chuyện nặn hình concept, mà dân product hay thiết kế hay gọi là prototype hay sample (mẫu) á. Bởi vì có nhìn vô cái mẫu (dù xấu xí) thì người ta cũng sẽ ít bị hiểu sai/tưởng bở và suy đoán hơn việc "tôi có 1 concept, nó vầy nè" (nói nói quá trời, mỗi người hiểu một ý). Nói thêm, bởi vậy mà, bằng tất cả khả năng sử dụng công cụ/diễn đạt của mình; người sáng tạo/tác nên học cách form/hình thành ý tưởng đó và làm cho nó trực quan nhất có thể. Ví dụ: nghĩ ra cách thiết kế một chiếc app, ko làm app được; thì vẽ cái app đó ra, bằng tay trên giấy, trên paint, powerpoint và trả lời 5W1H. Đi nhận feedback này kia rồi, tới đoạn vẽ đẹp thì đưa chuyên gia làm. Nhưng người thai nghén ý tưởng phải bắt buộc nặn hình ra nó. Còn làm nó đẹp hơn, mượt hơn thì là câu chuyện tiếp theo.

--

Vắn tắt mà dài quá. Túm lại là, cần phải làm bài tập, và hỏi khi nào đủ thì "linh tính" chứ đúng là chưa làm gì hết mà lao đi thì không đủ nghiêm túc rồi. :D

Expand full comment

Trời đất mẹ quỷ thần ơi tự dưng em khui ra cái chị comment thành một bài luôn đẫy =)))

Bao nhiêu tinh hoa bà nghe diễn giả chia sẻ nhét hết vào đây còn gì :V

Em thích nhất cái chữ "linh tính" luôn á chị, có điều em chưa mạnh miệng phán tại sợ nói bậy huhu. Mà nghe chị nói xong em tự tin hẳn, dù đúng là nghe nó hông có số má thực chứng gì nhưng sự thực em đang thấy vậy =)))))

Expand full comment

Tôi thấy Research là cần thiết trong cả 2 trường hợp. Khi mình muốn xây dựng, sáng tạo một điều gì đó, thường sẽ tự đặt ra cho bản thân nhiều câu hỏi, việc research ở giai đoạn đầu giúp mình có cái nhìn về một bức tranh tổng thể, từ đó có ý niệm rõ ràng hơn về concept muốn xây dựng. Tiếp đó, khi đã có bộ khung rồi, để đi vào từng chi tiết, vẫn cần tìm kiếm tiếp để có câu trả lời chính xác cho mỗi vấn đề đặt ra. Giống như khi viết một cuốn sách, từ những ý tưởng ban đầu, đôi khi chúng ta cần research một chút để xây dựng outline và đến khi bắt tay vào viết từng để mục cụ thể, việc tìm đọc thông tin tài liệu là ko thể tránh khỏi. Hihi 🙂

Expand full comment

đấy quên, trong quá trình xây dựng outline thì cũng cần brainstorming hoặc nhận phản hồi từ người khác để biết outline như vậy phù hợp chưa với những câu hỏi đặt ra ban đầu khi viết sách, chốt xong outline rồi thì nghiên cứu và viết tiếp (substack ko cho edit comment mới chán 😅)

Expand full comment

câu trả lời xức sắc. Thật ra lúc nào cũng cần back-check thông tin cả, nhưng phải biết khi nào nên dồn lực vào research một đống để có concept, khi nào nên dừng để đi plan triển khai, và khi nào thì lại nên đi research tiếp. Cho nên câu hỏi đầu đề có thể là 1/2 hoặc là 3 là câu trả lời của bà đó - một ví dụ của think outside of the box nè. :D

Expand full comment