QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG & PHÂN TÍCH NGÁCH TIỀM NĂNG
Bạn đã nắm các tiêu chí để thu thập và phân tích insight cho từng chặng chưa?
THINK là chuỗi bài viết về tư duy trong phân tích, cách nghĩ và các tư duy để bạn phát triển bản thân cho đến tư duy và hiểu về tâm lý hành vi.
Hello chào bạn.
Sau loạt bài về dự báo và xu hướng liên quan tới tiếp thị kinh doanh, hôm nay chúng ta đổi khẩu vị một chút nhé. Bài viết hôm nay, mình quay ngược lại với câu hỏi:
“Đâu là quy trình giúp một người phân tích thị trường và chọn ra ngách tiềm năng phù hợp với họ?”
Chuyện lựa chọn ngách chắc hẳn không mới. Chúng ta được chỉ dẫn nhiều phương pháp. Với cá nhân mình, chọn ngách đồng nghĩa với quá trình nghiên cứu và phân tích. Tóm lại thì, chúng ta sẽ cần đi qua các bước sau:
Phân tích tìm hiểu insight về chính mình
Phân tích thị trường để biết nhu cầu, lĩnh vực tiềm năng
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích khách hàng tiềm năng
Cập nhật và phân tích xu hướng và lựa chọn xu hướng đúng để yên tâm định hướng cho con đường sự nghiệp của bản thân
Giống với mọi thứ khác, đây là một quy trình diễn ra theo vòng tròn xoắn ốc đi lên. Khi bạn phân tích ra insight chính mình rõ ràng bao nhiêu, bạn sẽ vững vàng để chọn tiếp các bước tiếp theo. Cuộc sống tiếp nối, hoạt động kinh doanh cũng nâng cao, và bạn sẽ lại nâng cấp chính mình và góp một phần vào bức tranh chung của thị trường, của các xu hướng đang và sẽ diễn ra.
Rồi, bây giờ tụi mình đi qua các bước đã nêu nhé.
1. Phân tích tìm kiếm insight về chính bản thân mình
Chúng ta luôn bắt đầu mọi thứ với một ý tưởng, sự tưởng tượng hay một hình ảnh mờ ảo nào đó. Kiểu như “Trong 3 năm nữa, hình ảnh mình muốn trở thành là ai? Tại sao vậy?” là một dạng câu hỏi để bạn bắt đầu phân tích insight chính mình. Với cá nhân mình, bất kì lựa chọn gì, nhất là chọn ngách hay sự nghiệp, đòi hỏi sự nghiêm túc và rõ ràng. Nghĩa là bắt buộc phải viết ra, dành thời gian phân tích mổ xẻ nó.
Cho nên, hãy tiếp tục với câu hỏi ở trên, và quay lại làm việc với bản thân. Tiếp tục liệt kê ra các câu hỏi sau để trả lời:
Ý tưởng về ngách ban đầu của bạn dựa vào điều gì?
Kiến thức chuyên môn được đào tạo bài bản trong lĩnh vực đó?
Kinh nghiệm thực chiến của bạn trong lĩnh vực này tới đâu?
Đây có phải là thứ bạn rất thích làm không? Thích tới đâu? Chưa trả tiền liền thì có tự động làm tiếp không? (VD: muốn làm freelance writer mà chừng nào trả tiền mới viết, không trả không viết và cũng không thích đọc nội dung viết của người khác thì đừng nên làm)
Trong mỗi mục ở trên, hãy viết cụ thể cấp độ (hay mức độ) ra để tự đánh giá bản thân. Ngoài ra, hãy chi tiết tính cách cá nhân của bạn nữa để dễ định hướng thu thập thông tin và phân tích ở đoạn sau.
Ví dụ 1: Bạn A có thể là người thích viết, bạn học khá tốt môn văn thuở nhỏ. Tuy nhiên, về mặt tính cách, bạn cảm thấy mình không phù hợp với thể loại viết ngắn. Bạn cũng không thích việc phải giao lưu trên mạng xã hội theo các nội dung social. Bạn thích lắng nghe, có những cuộc trò chuyện sâu, có thể dẫn dắt hội thoại và dễ đồng cảm với đối phương. Nhiêu đây có thể gợi ý để bạn chọn làm người viết ghostwriter sách, chuyên viết phỏng vấn hoặc chuyên các nội dung tạp chí chẳng hạn.
Ví dụ 2: Bạn B thích sắp xếp nhà cửa gọn gàng, thích trang trí phòng ốc và bạn cảm thấy mình làm việc này cực kì hiệu quả. Bạn có thể nhìn ra cách hệ thống, sắp xếp đồ đạc trong nhà, vừa nêu bật công năng mà lại khiến ngôi nhà có một hình ảnh phong cách theo gia chủ. Bạn từng có kinh nghiệm phụ bán đồ nội thất và có kiến thức nhất định về nghệ thuật sắp đặt, về phối hợp vật liệu, hình dáng, màu sắc v..v… Điều này nghĩa là bạn khá tiềm năng cho lĩnh vực sắp xếp tư vấn bày biện nhà cửa, phòng ốc chẳng hạn.
Nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn quá để hình dung bản thân thích gì, bạn hãy rà lại những nội dung, chủ đề mà mình rất đỗi quan tâm. Đây là một insight mình nhặt được từ hoạt động review sách/podcast của các thành viên trên Everyday Insight. Khi bạn theo đuổi tự nguyện đọc xem theo dõi một thứ gì đó nhiều và thường xuyên, đây chính là thứ bạn dành thời gian cho. Và nếu bạn chịu khó viết review về chúng, chắc chắn bạn sẽ khám phá ra “suy nghĩ cảm xúc” của chính mình đằng sau những nội dung đã đọc. Đây là lúc cánh cửa ngách tiềm năng hé mở rõ ràng trước mặt bạn hơn.
Bạn có thể đọc về 5 lợi ích khi viết review để hiểu thêm ở bài viết này
2. Phân tích thị trường để biết nhu cầu và bức tranh tổng quan
Khi đã có bức chân dung về con người insight của chính bạn, thì đây là lúc bạn đã có thể bước ra nghiên cứu thị trường và phân tích insight ngành. Nghe có vẻ rất lớn lao, nhưng đây là bước đi cần thiết, cho dù bạn làm doanh nghiệp lớn hay chỉ là quy mô cá nhân.
Để bắt đầu thu thập insight cho bức tranh chung về ngách trên thị trường, mình tạm chia làm ba nhánh, bao gồm:
Tình hình thị trường hiện tại: hãy Google, chọn một vài keyword để search trên các nền tảng social, các hội nhóm.
>> Mục đích: xem mọi người đang nói gì về lĩnh vực này? Khả năng kiếm tiền của nó? Nghề có nhu cầu trên thị trường không? Nếu có, những ai đang có nhu cầu? Hiện tại đang có những giải pháp, sản phẩm gì và đang còn những nhu cầu gì chưa được giải quyết?
Thông tin mang tính cập nhật, theo dõi thường xuyên: Chọn lọc những tên tuổi phổ biến trong ngành để theo dõi: đọc bài viết họ chia sẻ về chuyên môn, đăng kí tham gia các workshop chia sẻ của họ về nghề, con đường của cá nhân họ. Các tên tuổi này nên được phân loại ra thành những thought leader, expert cho tới các đối thủ cạnh tranh có kinh nghiệm rất gần với bạn.
>> Mục đích: để hiểu sự tương quan, liên quan theo bối cảnh thị trường, tệp khách hàng
Các xu hướng dự báo trong tương lai: tham khảo các báo cáo chuyên ngành về nghề (VD: khả năng phân tích dữ liệu của AI gia tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nhu cầu thu thập và ứng dụng insight trong tiếp thị kinh doanh), lắng nghe dự báo chia sẻ xu hướng trong ngành như viết lách, quan sát sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng trong ngành mà bạn đang theo đuổi
>> Mục đích: để định hình và lên kế hoạch cho việc nâng cấp kỹ năng hay chuẩn bị các sản phẩm tiềm năng theo định hướng này.
Các thông tin thu thập ở đây đa phần được mình gọi là bị động, nghĩa là dựa vào kỹ năng sử dụng keyword và tìm kiếm, vì chúng đều là thông tin sẵn có. Chính vì vậy, trước khi rơi vào bể thông tin, hãy luôn rõ ràng “Mình đang muốn tìm cái gì? Và trả lời câu hỏi gì?”
Ví dụ trong phần này
Ví dụ 1:
Bạn A sau khi tìm kiếm thông tin có sẵn trên mạng (mình gọi là thông tin bị động), bạn nhận thấy các hội nhóm viết lách có rất nhiều dạng việc làm, nhiều kiểu nội dung viết. A lâu dần tìm thấy một vài người viết có phong cách bạn thích, A theo dõi và tham gia các chia sẻ của những người này. Bạn cũng lân la hỏi được những bạn bè người đi trước về công việc viết lách.
Cuối cùng, A hiểu nghề ghostwriter thực chất là có thể bao gồm tất cả thể loại nội dung, miễn sao sắc thái giọng văn phù hợp với người giao cho mình viết là được. Ngoài ra, A cũng có thể chọn một lĩnh vực sâu hơn như ghostwrite về kiến trúc nội thất, sức khỏe dinh dưỡng vì đây là những thứ A đâ có kinh nghiệm qua.
Ví dụ 2:
Còn trường hợp của B thì sao? Con đường mà B đi cũng gần như tương tự A. B tìm thấy các hội nhóm chuyên dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa và những hội nhóm về thiết kế. B cũng nhận ra xu hướng sống tối giản, gần thiên nhiên cũng gia tăng.
Tự quan sát và B đã tìm ra lựa chọn: sẽ tập trung vào việc bố trí sắp xếp nhà cửa gọn gàng, có hệ thống song song với việc cung cấp các giải pháp nội thất thông minh và organic vì nó thỏa insight cá nhân x insight phân tích thị trường.
3. Phân tích insight sâu hơn về thị trường, đồi thủ, đối tượng tiềm năng
Sau khi có kết luận sơ bộ về nhánh nhỏ trong ngách của mình, các câu hỏi sau sẽ tiếp tục dẫn lối để bạn bắt đầu đi sâu hơn:
Nhu cầu thị trường: trong tất thảy sản phẩm dịch vụ đang được cung cấp, ai đang có những sản phẩm gần giống bạn? Sản phẩm của họ tập trung giải quyết vấn đề hay nhu cầu gì của khách hàng? Các nhu cầu này có được giải quyết triệt để chưa? Nghĩa là bạn có thấy họ đi kiếm giải pháp ở nơi khác không?
Khách hàng tiềm năng: Vẫn là trong ngách đó, hiện tại nhóm khách hàng nào đang bị thiếu giải pháp tốt? Tức là có thể có giải pháp nhưng không chất lượng? Hoặc là họ có rất nhiều nhu cầu nhưng chưa được giải quyết triệt để?
Xu hướng sắp tới: trong những xu hướng bạn thu thập, nghe ngóng được; đâu là thứ sẽ tiếp tục làm gia tăng unmet needs (các nhu cầu chưa được giải quyết) từ những khách hàng đang bị bỏ rơi?
Đây là giai đoạn bạn lọc insight một lần nữa, và thông tin thu về phải liên quan trực tiếp tới bạn, mà mình vẫn thường gọi là cách thu thập chủ động. Lúc này, data đổ về đã bắt đầu rất nhiều và bạn bắt buộc phải có hệ thống lưu trữ để tổng hợp, phân tích và áp dụng cho chiến lược của bản thân.
*Lưu ý 1: việc xác định nhu cầu và nỗi đau hay khó khăn chưa được giải quyết nên là kim chỉ nam giúp bạn nhìn ra cơ hội để mình chen chân vào. Nghĩa là bạn có thể thực sự cung cấp giải pháp. Tiếp tục kết hợp với loại đối tượng, mô hình hoạt động mà bạn quen thuộc (như doanh nghiệp tập đoàn, SMEs hay cá nhân) cho tới ngách nhỏ hơn trong tệp khách hàng sẽ là thứ giúp bạn nhìn ra tiềm năng phù hợp để mình phát triển kinh doanh.
*Lưu ý 2: khách hàng bị bỏ rơi nghĩa là họ có nhu cầu nhưng chưa ai nhìn thấy, hoặc họ chưa thực sự tìm được giải pháp thỏa mãn với nhu cầu của mình. Do đó, thị trường mới hoàn toàn hay một thị trường đã đông kín người đều không quan trọng bằng việc nhìn ra sự phù hợp về mặt nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu từ bạn.
Một khi đã bày các thông tin lên trên một nơi như bộ Ready-to-use Insight Toolkit1 này, mình tin bạn sẽ nhìn ra bức tranh và con đường tiếp theo.
CÁC BƯỚC TIẾP THEO
Khi bạn xác định được khách hàng tiềm năng và khả năng đáp ứng nhu cầu cho họ từ phía mình, là gần như bạn có thể yên tâm lên kế hoạch truyền thông tiếp thị và bán hàng rồi.
Tại sao là gần như? Vì sự thật là không ai làm được chuyện đó ngay lần đầu, có thể nói là rất ít.
Do đó, trước khi bạn tự tin với insight mình tìm ra, hãy test và quay lại cải thiện cách mình phân tích. Nhưng làm gì thì làm, mọi thứ phải được ghi chép, lưu trữ ở một nơi, thì insight mới phục vụ và giúp bạn phát huy tối đa tiềm năng của mình được.
Sau hơn 1 năm từ ngày ra khóa học về insight và mentor 1:1 cho content creator tới các chuyên gia khác, mình hiểu rằng thứ cản chân mọi người tới insight khách hàng là hệ thống lưu trữ và cập nhật insight. Thành ra, mình đã âm thầm thử nghiệm bộ toolkit để tổng hợp, phân tích và cập nhật insight. Điều này giúp mình hiệu suất hơn rất nhiều, cần ý tưởng hay insight để viết bài hoặc lên kế hoạch sản phẩm, là có thể mở ra triển luôn. =)
Cho nên là, bài viết này một là để hỗ trợ các bạn vẫn còn trên con đường xác định ngách tiềm năng, và hai là để giới thiệu toolkit mà mình đang rất ưng cho business của mình đó.
Norah VO
From Insights To Intelligence
Ready-to-use Insight Toolkit: là bộ công cụ (templates, video, guidebook) được thiết kế để bạn “áp-vào-là-ra”, tập trung giải quyết nhu cầu xác định insight khách hàng, với tài liệu gợi ý và hướng dẫn phân tích insight.
Hình như đọc lại ở các thời điểm khác nhau, mức độ nhận thức khác nhau và cảm giác hiểu là khi mình có câu hỏi cho những điều mình đọc được nhỉ :)))