Phân tích chân dung khách hàng solopreneur vs. content creator
Hiểu rõ mục tiêu đối tượng để nắm đúng insight nhu cầu khách hàng
SENSE là chuyên mục bản tin về cách bạn cảm nhận nhịp đập thị trường, bao gồm các xu hướng, cách đọc sử dụng báo cáo, các cách đo lường trong marketing và kinh doanh.
Hello chào bạn,
Còn vài ngày nữa là Noel rồi, không khí Giáng Sinh đã hiện diện thật gần trong không gian sống của mình, từ chốn công sở cho đến mỗi bước chân dạo phố. Các buổi meeting hay mentoring của mình cũng nô nức hơn và có phần gấp gáp. Trong một buổi mentor gần đây, mình lại phát hiện ra một sai lầm thật lớn trong việc phân tích chân dung khách hàng.
Sự nhầm lẫn giữa khái niệm solopreneur (kinh doanh chuyên môn) và content creator (người làm sáng tạo nội dung). Nhân dịp chưa nghỉ lễ, hôm nay, mình sẽ gợi ý cách phân tích đúng chân dung khách hàng nhé.
Các ngộ nhận phổ biến giữa hai khái niệm solopreneur và content creators
Trong nhiều buổi mentor của mình, các bạn thường gộp chung nhóm solopreneur (những người kinh doanh chuyên môn) và nhóm content creator (những người làm sáng tạo nội dung) vào làm một. Thực tế ra, hai nhóm này có một lằn ranh mỏng mà nếu bạn không làm rõ, sẽ rất dễ nhập nhằng trong việc xác định nhu cầu và nỗi đau của khách hàng.
Ngộ nhận 1: Người kinh doanh chuyên môn (hay người làm chủ) chỉ tập trung vào phát triển kinh doanh
Đây là hình dung của hầu hết những người chọn con đường kinh doanh độc lập. Thực tế ra, làm kinh doanh chuyên môn nghĩa là làm kinh doanh và sử dụng chuyên môn để kinh doanh. Nghĩa là kỹ năng và tư duy kinh doanh là điều bắt buộc, bên cạnh kiến thức chuyên môn phải được thể hiện.
Tư duy kinh doanh bao gồm khả năng thiết lập quy trình phát triển kinh doanh, như làm sản phẩm, như bán hàng, vận hành nguyên business đó và cả như làm truyền thông v..v.. Làm truyền thông đơn giản nhất là tạo nội dung.
Tóm lại, một người kinh doanh chuyên môn đúng là sẽ tập trung phần đông thời gian vào doanh nghiệp (business) của mình. Trong đó, sáng tạo nội dung là một phần bắt buộc, nhỏ nhưng bắt buộc phải có, phải làm thì mới tiếp thị về chuyên môn và về dịch vụ của mình được.
Ngộ nhận 2: Người làm sáng tạo nội dung chỉ tập trung sáng tạo nội dung
Lật bàn lại, người làm sáng tạo nội dung thường được hiểu là những người có đầu óc sáng tạo, là người tạo ra các nội dung chất như nước cất. Nói chung chữ sáng tạo gần như ám ảnh với nhóm đối tượng này.
Đúng nhưng không đủ. Nếu bạn đã đọc bài 6 mô hình kinh doanh theo lộ trình thương hiệu, bạn sẽ hiểu: sáng tạo nội dung là một hoạt động, nhưng khi bạn xem nội dung của mình cũng chính là sản phẩm/dịch vụ thì đây là mô hình kinh doanh của người làm nội dung.
Nghĩa là sao? Nghĩa là tập trung vào sản xuất nội dung, tạo dựng thương hiệu, gây dựng sự ảnh hưởng v..v.. là một phần tất yếu của content creators, bên cạnh việc định hình cách kiếm tiền hay kinh doanh như thế nào.
Khác biệt ở đây, content creators sẽ dành nhiều thời gian để làm nội dung, các nội dung chất, độc đáo, tạo xu hướng. Và tùy vào mô hình kinh doanh hay lộ trình thương hiệu của người creator mà cách vận hành business sẽ khác nhau.
Tác hại của việc gộp hai đối tượng này lại là gì?
Thú thật mình từng gộp hai đối tượng này khi phân tích chân dung khách hàng. Nhưng làm vậy là sai lầm đó, cực kỳ sai lầm vì bạn sẽ khó xác định nhu cầu cốt lõi, khó quyết định sản phẩm chính, và khó lựa chọn chiến lược truyền thông hợp lí.
Sự phân tách rõ ràng về nhu cầu của người làm kinh doanh và làm sáng tạo là:
Người kinh doanh chuyên môn: mọi nhu cầu tập trung vào phát triển kinh doanh. Nếu bạn có dịch vụ thiết kế, thì họ cần mức độ thiết kế vừa đủ để tiếp tục công việc kinh doanh của mình thôi. Họ không cần một proposal thiết kế hoành tráng.
Người làm sáng tạo nội dung: cái họ cần lại là tạo nên sức ảnh hưởng có khác biệt dựa trên tác phẩm sáng tạo của họ.
Sự khác biệt rõ ràng này chính là thứ giúp bạn tách bạch được sản phẩm của mình sẽ là giải pháp phù hợp cho ai?
Nếu khả năng thiết kế của bạn tập trung vào tính tiện lợi dễ dàng vừa đủ, thì hãy chọn người làm kinh doanh chuyên môn.
Nếu bạn có khả năng gợi mở làm rõ bản sắc cá nhân và sự độc đáo trong các ấn phẩm sáng tạo một cách chuyên biệt, hãy tiếp cận người làm sáng tạo nội dung.
Rõ ràng tới đâu thì quy trình tiếp thị truyền thông và chiến lược bán hàng sẽ hiệu quả tới đó.
Tất nhiên mình không nói bạn chỉ được chọn một. Bạn có thể chọn hết, nhưng hãy biết ưu tiên của mình bởi chúng ta luôn cần nhớ sự hạn chế về thời gian và sức lực của mỗi người.
Vậy đó, bài chia sẻ hôm nay nhẹ nhàng thôi, đây là một phần nội dung mình lồng ghép với các khóa học phân tích insight chuyên sâu của membership. Nên nhớ bạn còn cơ hội đăng ký membership tới hết 24/12 nhe, sau đó mình sẽ đóng đăng ký hoàn toàn.
Cám ơn bạn đã theo dõi. Chúc bạn một tuần lễ trước Giáng Sinh thật magical ^^.
Norah VO
From Insights To Intelligence