Bạn đang đọc bản tin Insights with Norah từ mình – Norah VO với các chủ đề xoay quanh insight đời sống, hành vi người tiêu dùng và rất nhiều các mổ xẻ bóc tách về cách nghĩ, cách làm của cá nhân mình về chủ đề Insight. Mình hy vọng bạn yêu thích hoặc ít nhất tìm thấy những thứ “xài được” ở đây.
Tại sao lại là “xài được” nhỉ?
Với bản thân mình, tri thức là một biển mênh mông mà không phải ai cũng có nhu cầu giống nhau. Việc này càng được mình kiểm chứng với trải nghiệm cá nhân gần đây. Trước đây mình luôn nghĩ một trong những lợi thế của người đi làm thuê và người tự thuê mình là khả năng tiếp cận kiến thức mới trên thị trường. Nhưng sau hơn nửa thập kỷ trải nghiệm việc làm chủ và chịu trách nhiệm với chiếc não của mình, mình hiểu rõ và chứng thực việc biết bản thân cần gì, để giải quyết việc gì và làm cách nào để có kỹ năng, kiến thức đó mới quan trọng. Tạm gọi là kỹ năng tự học nhỉ : self-learning.
Tại sao mình nói như vậy?
Nói không ngoa trong môi trường siêu cấp nhất của giới corporate, nhân viên sẽ luôn luôn được thốc đít để theo các lớp training về kỹ năng cần kíp trong lĩnh vực đó. Bạn cũng sẽ được mời và bắt đi học để cập nhật kiến thức xu hướng thị trường v..v.. Tóm lại thì việc lên kế hoạch học gì kỹ năng nào sẽ được tự động phân bổ về email và bạn cứ đi học thôi. Có khi kiến thức đó vào đầu, có khi bạn lờ mờ nhớ được vài thứ rồi tiếp tục công việc dự án chính của mình để chạy deadline.
Với những người “tự do” hay có khi được nhìn nhận là “đang sống kiểu rừng rú” (in the wild world) thì đa phần bạn sẽ có xu hướng: một là đã có thói quen cập nhật tình hình và plan trước những cái mình thiếu để bổ sung, hai là nhận dự án và chỗ nào hơi lủng thì mình đi vá chỗ đó.
Kiểu nào cũng vậy, cuối cùng thì kiến thức nó luôn có sẵn, ở ngoài kia, và việc bạn chộp lấy nó lúc nào và biến nó thành của mình, mới là tinh hoa của việc học. Cho nên là những gì mình chia sẻ mà bạn đọc cho tới hôm nay, nó vốn là của mình, cho tới lúc bạn “xài được” cái gì đó, nó sẽ là của bạn. Và mình hy vọng sự chuyển quyền sở hữu này đã và đang diễn ra, và tiếp tục với nhiều hình thái khác. ^^
Một khi đã tự chủ về việc thu nhận thông tin, mọi thứ khác của bạn cũng tự chủ và có phần dễ dàng hơn.
Tưởng tượng bạn đi vào một thư viện và bạn được toàn quyền chọn bất kì quyển sách nào để đem về, không bị tính phí. Bạn sẽ chọn theo cách nào?
Tựa đề hấp dẫn, giống mấy cái bạn quan tâm.
Thiết kế bìa sách cuốn hút, độc đáo kích thích sự tò mò của bạn.
Tác giả bạn yêu thích hoặc biết danh tiếng và bạn tin chắc ông/bà này viết cái gì cũng bổ não mình lắm đây.
v..v.. mỗi người sẽ có một danh sách checklist riêng cho mình đúng không?
Nhưng nếu thủ thư nói với bạn rằng, bạn chỉ được:
Chọn tối đa 3 cuốn một lần thôi
Có các workshop đi kèm với các tựa sách này và chúng sẽ diễn ra vào thứ 3/6/7. Sau đó chắc chắn các tựa sách đi kèm đó sẽ rất hot, rất khó mượn
Cơ hội được tặng thêm a/b/c thứ nếu bạn chọn đọc và review các tựa sách trong tuần lễ launching
v..v.. bạn có thể tự điền thêm các điều kiện thường thấy vào
Danh sách lúc đầu có hơi ít tiêu chí mà phần đa là do bản thân mình tự đặt ra. Nó cũng gần giống như việc bạn làm freelancer hoặc đang không có một chủ đề nào quá nổi bật để bạn cần sắp xếp thứ tự ưu tiên vậy. Nhưng khi áp những gì thủ thư chia sẻ với bạn, nó sẽ giống việc một là bạn được đưa đi training theo đúng lộ trình công ty, hai là hên xui lúc bạn biết được kế hoạch training/workshop mà bạn đang theo dõi…
Nó sẽ dẫn tới việc có khi bạn đang làm dự án A, vướng vấn đề aa và cần hoàn thành xong trong tuần này, nhưng cuốn sách B và cơ hội gặp diễn giả để hỏi han sâu hơn lại có khuyến mãi cũng trong tuần này. Và thế là “Thôi, đi nghe một hôm với ông B và mượn trước sách để không bỏ lỡ, có sao đâu”.
Nếu khéo, ta có thể xài được cho vấn đề ta cần, hoặc lưu lại cho tương lai. Nếu không, ta dễ bị “lose sight” (sa đà và quên mất mục tiêu ban đầu).
Và đây chính xác là lý do trong rất nhiều tình huống “Tìm kiếm thông tin mải mê nhưng vẫn chưa tìm ra cách để mình giải quyết vấn đề này?”, “Học quá trời nhưng vẫn chưa sử dụng được cho cái mình cần ...” . Nên là dù có được công ty cử đi training cũng tốt, hay dù đang được tự do chọn cái mình cần học cũng tốt; ruốt cuộc vẫn là cần biết mình nên chọn cái gì vào lúc này bạn ạ.
Tại sao mình viết cái này?
Phần này có hơi cá nhân của mình mọi người ạ, vì mình tức! Thuở đầu khi bắt đầu chia sẻ về chủ đề Insight, mình trộm nghĩ sẽ có nhiều bạn có các thắc mắc khác nhau lắm và mong muốn thảo luận thêm xem với cái này thì nó như thế nào. Nhưng có vẻ là không, mình sai rồi, ai cũng nắm rất rõ những gì họ đang làm. Cho tới khi mình đi hỏi lại thì nhận ra có vẻ tại không được hỏi, nên phần đa mọi người đọc xong rồi bỏ đó. Khi được hỏi sẽ nhớ lại coi có thắc mắc muốn được chia sẻ thêm gì không, các bạn mới nói.
Hồi đó mình cũng vậy. Nhưng khi mình đi học bên này, mình phát hiện ra đặt câu hỏi hay bình luận thôi đã là một cách để não chúng ta được bật lên và bắt đầu thu nhận thông tin về một thứ gì đó. Chưa kể, nó sẽ giúp người chia sẻ biết được rằng bạn quan tâm và muốn đọc thêm phần nào.
Vậy đó, nên hôm nay, khi mình có dịp review lại các hoạt động của mình, mình cũng muốn chia sẻ một vài câu hỏi mà bạn cũng có thể dùng để phản tư cho bất cứ công việc gì của bản thân nhé:
1. How do I learn? – Tôi học như thế nào?
2. When do I learn? – Tôi học vào lúc nào?
3. What did I learn today/this week/this month/this period? – Tôi đã học được gì vào hôm nay/tuần này/tháng này/thời gian này?
Để từ đó, bạn có thể trả lời tiếp (hoặc ngược lại) theo từng hoạt động/project:
1. What have I done and felt good about? – Tôi đã làm được gì (thành tựu) và cảm thấy tự hào về nó?
2. How did I do that and What can be done better? – Tôi đã làm điều đó như thế nào và Có cái gì có thể làm tốt hơn không?
3. What do I want to achieve as a ...? – Tôi muốn đạt được điều gì với vai trò là ...?
Cụm 3 câu ở dưới có thể review sau một khoảng thời gian và để không đánh mất tầm nhìn, định hướng của mình. Cụm 3 câu ở trên có thể dùng để gợi nhớ nhanh về các hoạt động thu nhận thông tin hằng ngày của bạn. Cuối cùng vẫn là sự làm chủ trong quá trình tiếp nhận và tìm kiếm tri thức cho bản thân mình. Thì insight cho lĩnh vực mà bạn quan tâm sẽ đến, rất tự nhiên, và nó là của bạn.
Cám ơn bạn đã đọc những dòng gần cuối này ngày hôm nay. Từ nay tới cuối năm, lịch chia sẻ của mình sẽ có chút thay đổi. Vào thứ 3 hằng tuần: bạn sẽ nhận được một chiếc Thread
o Ngắn để gợi mở VÀ thứ 6/7 trong tuần sẽ có một chia sẻ dài hơi hơn
o HOẶC một chiếc Thread dài như bài này và không có chia sẻ cuối tuần nữa
Như vậy, một tháng bọn mình sẽ có 6 lần kết nối với nhau đấy. Nội dung sẽ có lúc sâu có lúc vừa phải (vì mình tin sâu quá cũng mệt lắm).
Lý do: mình muốn cam kết với chất lượng bài viết và như vậy thời gian để viết cũng cần tinh chỉnh lại. Thêm nữa, mình muốn lắng nghe chia sẻ của bạn nhiều hơn. Cuối cùng, mình cũng sẽ bắt đầu với vai trò giảng viên Đại Học từ giờ đến cuối năm cho môn Digital Marketing; và như vậy, bạn có thể hình dung tần suất ít hơn nhưng có phần “chất” hơn. Mình hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của bạn.
Share this post
On How to learn | Học cách làm chủ kiến thức
Share this post
Hello hello,
Bạn đang đọc bản tin Insights with Norah từ mình – Norah VO với các chủ đề xoay quanh insight đời sống, hành vi người tiêu dùng và rất nhiều các mổ xẻ bóc tách về cách nghĩ, cách làm của cá nhân mình về chủ đề Insight. Mình hy vọng bạn yêu thích hoặc ít nhất tìm thấy những thứ “xài được” ở đây.
Tại sao lại là “xài được” nhỉ?
Với bản thân mình, tri thức là một biển mênh mông mà không phải ai cũng có nhu cầu giống nhau. Việc này càng được mình kiểm chứng với trải nghiệm cá nhân gần đây. Trước đây mình luôn nghĩ một trong những lợi thế của người đi làm thuê và người tự thuê mình là khả năng tiếp cận kiến thức mới trên thị trường. Nhưng sau hơn nửa thập kỷ trải nghiệm việc làm chủ và chịu trách nhiệm với chiếc não của mình, mình hiểu rõ và chứng thực việc biết bản thân cần gì, để giải quyết việc gì và làm cách nào để có kỹ năng, kiến thức đó mới quan trọng. Tạm gọi là kỹ năng tự học nhỉ : self-learning.
Tại sao mình nói như vậy?
Nói không ngoa trong môi trường siêu cấp nhất của giới corporate, nhân viên sẽ luôn luôn được thốc đít để theo các lớp training về kỹ năng cần kíp trong lĩnh vực đó. Bạn cũng sẽ được mời và bắt đi học để cập nhật kiến thức xu hướng thị trường v..v.. Tóm lại thì việc lên kế hoạch học gì kỹ năng nào sẽ được tự động phân bổ về email và bạn cứ đi học thôi. Có khi kiến thức đó vào đầu, có khi bạn lờ mờ nhớ được vài thứ rồi tiếp tục công việc dự án chính của mình để chạy deadline.
Với những người “tự do” hay có khi được nhìn nhận là “đang sống kiểu rừng rú” (in the wild world) thì đa phần bạn sẽ có xu hướng: một là đã có thói quen cập nhật tình hình và plan trước những cái mình thiếu để bổ sung, hai là nhận dự án và chỗ nào hơi lủng thì mình đi vá chỗ đó.
Kiểu nào cũng vậy, cuối cùng thì kiến thức nó luôn có sẵn, ở ngoài kia, và việc bạn chộp lấy nó lúc nào và biến nó thành của mình, mới là tinh hoa của việc học. Cho nên là những gì mình chia sẻ mà bạn đọc cho tới hôm nay, nó vốn là của mình, cho tới lúc bạn “xài được” cái gì đó, nó sẽ là của bạn. Và mình hy vọng sự chuyển quyền sở hữu này đã và đang diễn ra, và tiếp tục với nhiều hình thái khác. ^^
Tưởng tượng bạn đi vào một thư viện và bạn được toàn quyền chọn bất kì quyển sách nào để đem về, không bị tính phí. Bạn sẽ chọn theo cách nào?
Tựa đề hấp dẫn, giống mấy cái bạn quan tâm.
Thiết kế bìa sách cuốn hút, độc đáo kích thích sự tò mò của bạn.
Tác giả bạn yêu thích hoặc biết danh tiếng và bạn tin chắc ông/bà này viết cái gì cũng bổ não mình lắm đây.
v..v.. mỗi người sẽ có một danh sách checklist riêng cho mình đúng không?
Nhưng nếu thủ thư nói với bạn rằng, bạn chỉ được:
Chọn tối đa 3 cuốn một lần thôi
Có các workshop đi kèm với các tựa sách này và chúng sẽ diễn ra vào thứ 3/6/7. Sau đó chắc chắn các tựa sách đi kèm đó sẽ rất hot, rất khó mượn
Cơ hội được tặng thêm a/b/c thứ nếu bạn chọn đọc và review các tựa sách trong tuần lễ launching
v..v.. bạn có thể tự điền thêm các điều kiện thường thấy vào
Danh sách lúc đầu có hơi ít tiêu chí mà phần đa là do bản thân mình tự đặt ra. Nó cũng gần giống như việc bạn làm freelancer hoặc đang không có một chủ đề nào quá nổi bật để bạn cần sắp xếp thứ tự ưu tiên vậy. Nhưng khi áp những gì thủ thư chia sẻ với bạn, nó sẽ giống việc một là bạn được đưa đi training theo đúng lộ trình công ty, hai là hên xui lúc bạn biết được kế hoạch training/workshop mà bạn đang theo dõi…
Nó sẽ dẫn tới việc có khi bạn đang làm dự án A, vướng vấn đề aa và cần hoàn thành xong trong tuần này, nhưng cuốn sách B và cơ hội gặp diễn giả để hỏi han sâu hơn lại có khuyến mãi cũng trong tuần này. Và thế là “Thôi, đi nghe một hôm với ông B và mượn trước sách để không bỏ lỡ, có sao đâu”.
Nếu khéo, ta có thể xài được cho vấn đề ta cần, hoặc lưu lại cho tương lai. Nếu không, ta dễ bị “lose sight” (sa đà và quên mất mục tiêu ban đầu).
Và đây chính xác là lý do trong rất nhiều tình huống “Tìm kiếm thông tin mải mê nhưng vẫn chưa tìm ra cách để mình giải quyết vấn đề này?”, “Học quá trời nhưng vẫn chưa sử dụng được cho cái mình cần ...” . Nên là dù có được công ty cử đi training cũng tốt, hay dù đang được tự do chọn cái mình cần học cũng tốt; ruốt cuộc vẫn là cần biết mình nên chọn cái gì vào lúc này bạn ạ.
Tại sao mình viết cái này?
Phần này có hơi cá nhân của mình mọi người ạ, vì mình tức! Thuở đầu khi bắt đầu chia sẻ về chủ đề Insight, mình trộm nghĩ sẽ có nhiều bạn có các thắc mắc khác nhau lắm và mong muốn thảo luận thêm xem với cái này thì nó như thế nào. Nhưng có vẻ là không, mình sai rồi, ai cũng nắm rất rõ những gì họ đang làm. Cho tới khi mình đi hỏi lại thì nhận ra có vẻ tại không được hỏi, nên phần đa mọi người đọc xong rồi bỏ đó. Khi được hỏi sẽ nhớ lại coi có thắc mắc muốn được chia sẻ thêm gì không, các bạn mới nói.
Hồi đó mình cũng vậy. Nhưng khi mình đi học bên này, mình phát hiện ra đặt câu hỏi hay bình luận thôi đã là một cách để não chúng ta được bật lên và bắt đầu thu nhận thông tin về một thứ gì đó. Chưa kể, nó sẽ giúp người chia sẻ biết được rằng bạn quan tâm và muốn đọc thêm phần nào.
Vậy đó, nên hôm nay, khi mình có dịp review lại các hoạt động của mình, mình cũng muốn chia sẻ một vài câu hỏi mà bạn cũng có thể dùng để phản tư cho bất cứ công việc gì của bản thân nhé:
Để từ đó, bạn có thể trả lời tiếp (hoặc ngược lại) theo từng hoạt động/project:
Cụm 3 câu ở dưới có thể review sau một khoảng thời gian và để không đánh mất tầm nhìn, định hướng của mình. Cụm 3 câu ở trên có thể dùng để gợi nhớ nhanh về các hoạt động thu nhận thông tin hằng ngày của bạn. Cuối cùng vẫn là sự làm chủ trong quá trình tiếp nhận và tìm kiếm tri thức cho bản thân mình. Thì insight cho lĩnh vực mà bạn quan tâm sẽ đến, rất tự nhiên, và nó là của bạn.
Cám ơn bạn đã đọc những dòng gần cuối này ngày hôm nay. Từ nay tới cuối năm, lịch chia sẻ của mình sẽ có chút thay đổi. Vào thứ 3 hằng tuần: bạn sẽ nhận được một chiếc Thread
o Ngắn để gợi mở VÀ thứ 6/7 trong tuần sẽ có một chia sẻ dài hơi hơn
o HOẶC một chiếc Thread dài như bài này và không có chia sẻ cuối tuần nữa
Như vậy, một tháng bọn mình sẽ có 6 lần kết nối với nhau đấy. Nội dung sẽ có lúc sâu có lúc vừa phải (vì mình tin sâu quá cũng mệt lắm).
Lý do: mình muốn cam kết với chất lượng bài viết và như vậy thời gian để viết cũng cần tinh chỉnh lại. Thêm nữa, mình muốn lắng nghe chia sẻ của bạn nhiều hơn. Cuối cùng, mình cũng sẽ bắt đầu với vai trò giảng viên Đại Học từ giờ đến cuối năm cho môn Digital Marketing; và như vậy, bạn có thể hình dung tần suất ít hơn nhưng có phần “chất” hơn. Mình hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của bạn.
Norah VO
From Insights To Intelligence