NGOÀI TIỆN VÀ ĐẸP, QRCODE PHẢI ĐO ĐƯỢC NỮA
Và một danh sách các bài viết hữu ích trên bản tin cho bạn
Hello hello,
Chào bạn. Trong một tuần truyền thông về Workshop Thiết kế Survey có tâm, chính bản thân mình cũng gặt hái được thêm khá nhiều insight cho chủ đề này. Những thứ tưởng như ai cũng thấy nhưng chưa chắc hiểu và vận dụng nó sâu sắc kiểu như:
Survey có tâm là như thế nào? Là kiểu survey người lười muốn điền nhanh thì nó tự điền các trường thông tin lặp lại được không?
Form với survey khác nhau cái gì? Form đăng ký với bản khảo sát đó ạ. Có khác nhau không?
Liệu mục tiêu của một bản khảo sát chỉ là để thu thập thông tin thôi sao? Có còn mục tiêu nào khác không?
Làm survey chỉ để phục vụ mục đích xây dựng cộng đồng thôi hả? Còn gì nữa không?
Xong rồi qua tới phần thiết kế hình ảnh để người ta đăng ký, cụ thể nhất là việc tạo mã QR Code. Mình quả thật sẽ không ngộ ra điều này đâu nếu trong tuần mình không nhận được thư mời tham dự một workshop khác, cũng có QR Code ở trên vé mời và trên thiết kế Workshop. Khi cao hứng trò chuyện với BTC, mình đã bảo rằng “Em ơi, audiences các bạn theo dõi chị không chưa có thói quen scan QR Code đâu”
Thế là bản hỏi lại, và mình cũng ngớ ra “Ờ ha, sao mình biết rõ hành vi của audience của mình dữ vậy?”
À, vì mình đo được thực. Thông thường, trước đây khi tạo thiết kế trên Canva, mình cũng tiện tay chuyển đổi link các thứ sang QR Code trên Canva luôn. Và nhẹ nhàng dán nó lên poster hay banner truyền thông. Vừa gọn vừa thẩm mỹ. Cũng là một chiếc mã hóa nếu không chèn link được.
Nhưng đó là lúc làm thiết kế với tư duy thiết kế, còn khi gắn tư duy người làm research, mình buộc phải hiểu cách đo có bao nhiêu người scan form đăng kí của mình. Mà như vậy thì nếu chỉ xài ké app tạo mã trên Canva, thì có ra mã vạch thiệt nhưng không có phần dashboard để đọc thông số. Có chỉnh màu sắc branding được nhưng không xài được chức năng trọn vẹn.
Cho nên là, mình đã đổi sang bitly. Với bitly, bạn sẽ track được có bao nhiêu người:
Scan cái mã bạn để trên ảnh
Họ scan từ nguồn nào
Cũng tương tự các lợi ích mình đã nêu khi bạn biết dùng các đường link thu gọn để thực sự đo lường hiệu quả truyền thông của mình. Chứ không thì phí lắm. Chỉ đẹp nhưng các chiến dịch sau, làm sao biết là kênh nào hiệu quả, kênh nào không? Làm sao biết có bao nhiêu lượt view thì sẽ có bao nhiêu tỷ lệ chốt đơn?
Chuyện đo lường và làm survey tất nhiên còn nhiều thứ nữa, không phải cứ tạo là xong. Mình tạm nhắc lại thông tin Workshop ở đây cho bạn đọc nào vẫn muốn tham gia, và thậm chí muốn mình sửa survey giúp nhé.
Gợi ý các bài viết tiêu biểu đã có trên bản tin Insights with Norah
Còn hôm nay, mình muốn tóm gọn lại các nội dung mình từng viết trên bản tin. Một phần vì có lẽ các bạn mới biết bản tin cũng chưa kịp xem qua hết, chưa biết có gì. Một phần khác thì các bạn được mình tặng 1 tháng đọc bản tin miễn phí, chỉ còn vài ngày nữa là quà tặng kết thúc. Cho nên là hãy tranh thủ đọc các nội dung có phí nha. Và đừng quên để lại bình luận để mình biết bạn có sử dụng quà tặng này.
Mình chia 2 nhóm bài viết để dễ theo dõi như sau:
Nhóm bài viết về tư duy:
. Viết là một công cụ để tư duy: https://bit.ly/44YRoPv
. Cách tập trung và Insight: https://bit.ly/47Jq0XJ
. Case study về tư duy bóc tách: https://bit.ly/45ukIgr
. Tư duy bóc tách: https://bit.ly/3qmzKX3
. Cảm tính vs. Logic khi plan hay câu chuyện về business sense: https://bit.ly/47tP4lb
. Phóng và thu năng lượng: https://bit.ly/3DSSf8q
. Bản sắc của người làm nội dung: https://bit.ly/3OCmaa0
. Insight về công việc Insight: https://bit.ly/3QDF9U5
. Lessons that leap: https://bit.ly/3YxikTW
. Know your influence | Bạn ảnh hưởng tới đâu: https://bit.ly/3OUzS9t
. Personal Brand có thực sự personal? https://bit.ly/3OBZaI0
. Personal Branding | Danh tiếng hay Tai tiếng? https://bit.ly/3qDrYb4
Nhóm bài viết chuyên môn:
. Đọc và học gì để làm insight: https://bit.ly/3Yw0GQB
. You are what you feed | Dùng sở thích cho việc viết thương mại: https://bit.ly/47xBmOo
. Tạo một nội dung tương tác (Create an engaging content): https://bit.ly/3KH0ich
. Người tiêu dùng thời đại số: https://bit.ly/3Eezahn
. Thế chủ động của một hộp trà trong Marketing: https://bit.ly/443eWBy
. Data, Tech và người làm nội dung: https://bit.ly/443lVul
. Vẽ persona (Chân dung KH) nên bắt đầu từ đâu: https://bit.ly/3YyIR3g
. Cách vẽ chân dung khách hàng cùng chatgpt: https://bit.ly/44esWZ3
. Content cho Visual Thinkers: https://bit.ly/3DVO5g8
. 3 câu bạn nên hỏi khi research ý tưởng: https://bit.ly/3OTPFnZ
. 4 dạng câu hỏi cần biết khi phỏng vấn: https://bit.ly/3DT7Pkz
. Insight khách hàng hiểu thế nào cho đúng: https://bit.ly/47xVhwA
. Case study MV Flowers (Miley) viral: https://bit.ly/3sauk1M
. When picture = sound | Câu chuyện của những giác quan: https://bit.ly/3KEvtEZ
. Khi nào 30% > 50%: https://bit.ly/3qDruSl
. On how to quantify | Nhiều là bao nhiêu? https://bit.ly/3seHSJK
. Bias | Thiên kiến: https://bit.ly/3E04fVy
Cám ơn và hẹn gặp bạn ở bản tin sau.
Norah VO
From Insights To Intelligence