DÙNG LINK THU NHỎ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
Đo lường hiệu quả điểm chạm trên hành trình khách hàng
Thông báo ngắn: tất cả các bạn gia nhập bản tin từ 06/06 trở về trước đã chính thức được mình mở cổng đọc miễn phí 1 tháng tất cả các bản tin, báo cáo có trả phí của mình rồi nhé. Hãy để lại bình luận để mình biết bạn chọn được các nội dung yêu thích cho mình nhé.
Chào bạn.
Khi nhắc tới hiệu quả kinh doanh, chúng ta hay có những KPIs để xem mục tiêu doanh thu hay hiệu suất. Hay trong một bản tin gần đây, mình chia sẻ về OKRs là cách để theo dõi tiến độ công việc theo kiểu Agile. Sẽ không lạ gì khi trong lĩnh vực quản lý ta có rất nhiều kiểu thang đo, nhưng thực sự trong tất thảy mọi mặt cuộc sống, cái gì quan trọng với bạn, cái đó sẽ cần được đo.
Tuy vậy, có những thứ mặc dù nó quan trọng nhưng chúng ta lại quên đo. Ví dụ như: nguồn dẫn trong việc làm truyền thông. Cụ thể hơn, hiệu quả các điểm chạm trên hành trình khách hàng của bạn.
Cho mình hỏi ở đây có bạn nào đang dùng các đường link thu gọn như kiểu bitly, link.tree hay beacons.ai không? Nếu có, bạn đang sử dụng chúng như thế nào?
Một chút về các đường link thu gọn
Nói một chút về các đường link thu gọn. Các tên gọi có phần phổ biến với mọi người có thể kể đến như Bit.ly, Bom.io, ow.ly cho tới short.io v..v.. Nói chung có rất nhiều trang web giúp bạn thu gọn đường link miễn phí.
Sử dụng đường link thu gọn cũng cho bạn nhiều lợi ích mặc dù đa phần mọi người vẫn mới khai thác được một vài lợi ích bề nổi như sau:
Tiết kiệm không gian: trên một số nền tảng như Twitter, các đường URLs dài ngoằn sẽ chiếm hết diện tích để bạn có thể viết thêm những thứ khác. Việc thu gọn link sẽ giúp bạn có đất để viết nội dung hơn.
Đặc biệt phổ biến trên mạng xã hội vì dễ chia sẻ: vì trông nó thẩm mỹ hơn, dễ chia sẻ. Ví dụ như trong một tút Facebook, bạn muốn chèn 10 bài viết của mình để gắn lên profile thì link thu gọn sẽ giúp bài viết thẩm mỹ hơn nhiều. Có chèn ngay comment thì cũng dễ thao tác copy paste qua tin nhắn.
Nhưng ngoài 2 tính năng trên, việc bạn thu gọn link còn có công dụng để:
Làm branding: đặc biệt trong trường hợp bạn sử dụng các link cho phép đổi domain. Thì việc lặp đi lặp lại tên thương hiệu sẽ làm tăng nhận diện thương hiệu, cũng như khiến cho link thu gọn đáng tin cậy hơn.
Chuyển sang dạng QR Code: mà QR code là một cách chuyển đổi để kết nối đang dần phổ biến ngày nay, đặc biệt sau giai đoạn COVID-19. Đây là việc scan màn hình điện thoại lên mã và quét nhanh để truy cập vào website dễ dàng hơn.
Quản lý đường link: tưởng tượng dòng link nguyên gốc sau khi đăng nội dung lên Facebook, nhưng phát hiện bạn cần điều chỉnh tính năng đăng nhập, đuôi link sẽ thay đổi. Nếu bạn copy paste nguyên xi link gốc để chia sẻ, cứ mỗi lần edit bạn sẽ cần đi hết tất cả những chỗ mình đăng để điều chỉnh lại. Nhưng nếu bạn dùng một link gián tiếp, thì bạn chỉ cần edit link gốc với link thu gọn đó thôi.
Và cuối cùng là thu thập dữ liệu: mà mình sẽ nói ở phần sau