Có bao giờ bạn thắc mắc "những con số biết nói” sẽ có lúc đánh lừa mình không?
Như câu hỏi của mình ở trên, bạn có biết ở đâu thì 30% sẽ lớn hơn 50% không?
Đó là khi 30% trên tổng 1000 người nói rằng họ thích lối sống lành mạnh, trong khi đó 50% trên tổng 100 người bảo rằng họ thích fastfood. Và còn ghê hơn là hai con số này thuộc hai nghiên cứu khác nhau.
Nếu nhìn thoáng qua 2 chiếc báo cáo, khả năng cao chúng ta sẽ bị thu hút vào số 50% bởi nó to hơn. Để từ đó có khi kết luận ngay và luôn là 50% thích ăn fastfood, trong khi có 30% thích sống lành mạnh thôi. Và đó là một kết luận hoàn toàn sai và dẫn tới rất nhiều lối hiểu sai khác.
Đây là một ví dụ của tính tương đối và việc “nghi ngờ” thông tin để có cái hiểu đúng đắn và tỉnh táo nhất. Bạn có trải nghiệm nào tương tự về những con số không?
Đúng rồi, thực tế khi nhìn vào số nhỏ hơn sẽ có cảm giác hiệu quả kém hơn (nếu so về performance/profit...). Nhưng phải luôn ghi nhớ lúc đọc số là phải nhìn tổng quát mẫu số bao nhiêu thì mới rõ đc % đang được chia tỉ lệ giống nhau chưa để mình có bức tranh so sánh đúng đắn hơn. Bài viết ngắn gọn nhưng chứa đựng thông điệp cụ thể cho dân "chạy số" nè.
Đúng rồi, thực tế khi nhìn vào số nhỏ hơn sẽ có cảm giác hiệu quả kém hơn (nếu so về performance/profit...). Nhưng phải luôn ghi nhớ lúc đọc số là phải nhìn tổng quát mẫu số bao nhiêu thì mới rõ đc % đang được chia tỉ lệ giống nhau chưa để mình có bức tranh so sánh đúng đắn hơn. Bài viết ngắn gọn nhưng chứa đựng thông điệp cụ thể cho dân "chạy số" nè.
Rất welcome dân chạy số có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm "chạy số". Cảm ơn bình lựn nhé.