THINK là chuỗi bài viết về tư duy trong phân tích, cách nghĩ và các tư duy để bạn phát triển bản thân cho đến tư duy và hiểu về tâm lý hành vi.
Hello chào bạn,
“Ở mỗi thời điểm khác nhau, bạn sẽ giải bài toán của mình theo các cách khác nhau.”
Một tuần nằm không trên giường vì bệnh, mình lại nhớ chập choạng mấy câu hỏi của mấy bạn học viên. Câu nào cũng có cái chữ insight, nhìn thấy giống nhau quá mà sao chúng có vẻ xa nhau quá.
Em muốn thu thập rồi áp dụng insight để làm branding, các chiến dịch xây dựng thương hiệu v..v.. Không phải làm content plan đâu
Tôi muốn thu thập insight cho business của mình, và cho business của các khách hàng mình nữa
Tôi muốn lên content plan dựa vào insight khách hàng, độc giả
Em muốn phát triển khả năng thấu hiểu khách hàng để hình dung hành trình thực tế của họ chứ không phải dạng hành trình 'chuẩn chỉnh' theo tư duy marketer trước giờ á chị
Đọc qua bạn sẽ thấy vai trò của từng người ở trên đang khác nhau. Và insight do đó cũng có sự khác biệt, ở những giai đoạn khác nhau.
Bản tin hôm nay, cùng đàm đạo với mình về vai trò của insight trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp nhé.
1. Giai đoạn Xây dựng Thương hiệu Cá nhân
Insight cần thiết:
Hiểu rõ giá trị và điểm mạnh cá nhân
Phân tích nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng mục tiêu
Đánh giá vị trí của bạn trong thị trường
Ứng dụng:
Xây dựng câu chuyện thương hiệu cá nhân độc đáo
Tạo ra nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu
Định vị bản thân như một chuyên gia trong lĩnh vực
*Bình luận: Mình hay gọi đây là giai đoạn thấu hiểu insight chính mình. Tùy vào mỗi người, có bạn sẽ dùng nó để chọn ngách, chọn nghề; có bạn đi tìm chính mình để đi sâu hơn và hiểu kì vọng bản thân tự đặt cho mình là gì trên cuộc đời này. Chung quy là tự định vị chính mình và chọn một ngôi sao để noi theo.
Giữa 1 & 2, bạn sẽ có giai đoạn tìm hiểu thị trường, nếu bạn là một người hoàn toàn mới trong ngành. Mình có một bài viết khá sâu về điều này, bạn có thể đọc thêm tại đây:
2. Giai đoạn Phát triển Sản phẩm/Dịch vụ
Insight cần thiết:
Phân tích sâu về nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng
Hiểu rõ điểm đau và mong muốn của đối tượng mục tiêu
Đánh giá các giải pháp hiện có trên thị trường
Ứng dụng:
Tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu cụ thể
Thiết kế trải nghiệm khách hàng độc đáo
Phát triển các gói dịch vụ phù hợp với từng phân khúc
*Bình luận: Hầu hết nếu các bạn làm dịch vụ marketing cho người khác, khâu phát triển sản phẩm bạn sẽ không có kiến thức. Đa phần sẽ dựa vào những gì khách hàng gửi brief, dự đoán nhu cầu và đối tượng khách hàng giả tưởng. Đây là bài toán khó cho người làm dịch vụ, nhưng bạn vẫn có thể dựa vào gợi ý insight cần thiết để lập luận và lên kế hoạch cho mình.
Ngược lại, với người làm chủ, giai đoạn phát triển sản phẩm, bên cạnh chủ quan ý tưởng độc đáo và có vẻ khả thi, hãy làm thật rõ nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của mình. Đa phần, danh sách nỗi đau nhu cầu rất nhiều, chọn cái nào để triển khai nên là điểm ưu tiên. Phần này bạn cần có sự phân tích thấu đáo, kết hợp giai đoạn 1.
3. Giai đoạn Ra mắt và Tiếp thị
Insight cần thiết:
Phân tích hành vi online của khách hàng mục tiêu
Đánh giá hiệu quả của các kênh marketing khác nhau
Theo dõi phản hồi ban đầu về sản phẩm/dịch vụ
Ứng dụng:
Lựa chọn kênh marketing phù hợp nhất
Tối ưu hóa nội dung và thông điệp marketing
Điều chỉnh chiến lược giá và đề xuất giá trị
*Bình luận: Đây là giai đoạn phổ biến mà dân truyền thông hay nhắm tới, insight để ra mắt tiếp thị sản phẩm. Phần này đi sâu hơn nữa chúng ta lại có các kênh phân phối khác nhau, insight hành vi mua sắm tiêu thụ nội dung khác nhau. Và đoạn hiểu hành trình khách hàng cũng áp dụng ở giai đoạn này triệt để.