Công việc, sự nghiệp và sứ mệnh khác nhau như thế nào?
Điều bạn nên làm rõ trước cả xác định ngách và làm thương hiệu cá nhân
Hello chào bạn,
Dạo này bạn khỏe không? Tháng 05 trôi qua thật mau, mình đã im lìm không gửi bản tin nào vì … bận chìm đắm vào quyển The Road Less Travelled (Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi) và một dự án sẽ launch vào hè này. Hy vọng khi thông báo sẽ nhận được sự tiếp đón nồng nhiệt của bạn.
Đầu tuần vừa rồi, mình lại có thêm một trải nghiệm thú vị về emergency bên này trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Khi nào có dịp mình sẽ chia sẻ thêm câu chuyện này nhé.
Khởi động nhẹ nhàng lại, xin gửi bạn một vài lắt cắt trong tháng 05 vừa qua của mình, chủ yếu qua các bài viết trên facebook cá nhân:
Nghệ thuật đọc hiểu số, nhất là những con số trên mạng xã hội với sứ mệnh social proof (bài này mình share thêm từ bài viết gốc của Harvey Tran). Bạn đọc ở đây
Cùng mình cảm nhận cách dùng từ khéo léo của Ed Sheeran qua bài Supermarket Flowers, nhân ngày Mother's Day. Bạn đọc ở đây.
Hiểu giới hạn của mình, thực ra, là bước đầu tiên để bảo vệ mình, khỏi những kì vọng do chính mình tự áp đặt. Một bài viết về giới hạn bản thân, về 2 case study riêng với mình và về bối cảnh nhộn nhạo thiếu thốn của giải pháp trị liệu tâm thần tại Việt Nam. Bạn đọc ở đây.
Là người làm phân tích, mình phân biệt giữa lý trí phân tích và trực giác như thế nào? Sử dụng ra sao? Bạn đọc ở đây
Cách xử lý cảm xúc HOẶC gợi ý đổi hướng, khi một cảm xúc trồi lên, thay vì dán nhãn tốt xấu, hãy tự hỏi 'mình làm được gì với nó'? Bạn đọc ở đây
Câu chuyện về khát khao nhu cầu của bản thân và cách mapping kì vọng vào công việc. Bạn đọc ở đây.
Insight ở Bắc Âu khác gì Insight Việt Nam? Một câu chuyện TƯỞNG BỞ của mình khi kết luận về giải pháp giải trí dành cho trẻ em tại Bắc Âu. Bạn đọc ở đây
Tháng 05 mình kết thúc chương trình Self-discovery (Khai phá Bản thân), cũng khép lại những đêm mình đọc, ngồi phân tích highlight, cảm và đối diện 1:1 với từng bạn mà mình đồng hành. Có lẽ câu chuyện cuộc đời của các bạn, các vũng tối và những đoạn bối rối trong tương lai đã tạo cảm hứng để mình viết khá nhiều bài về cảm xúc, về lý trí trực giác tâm linh và về cả con đường công danh sự nghiệp.
Mình đã khép lại chương trình bằng một bài tổng kết sơ lược này.

Ngẫu nhiên thay, gần cuối tháng 05, mình được mời chia sẻ về việc hiểu mình và việc hòa hợp với công việc.
Trong buổi nói chuyện hôm đó, một bạn đã hỏi rằng 'làm sao phân biệt được công việc, sự nghiệp và sứ mệnh?' Câu hỏi này thực sự đúng mood của tháng, nó giúp chúng ta chậm lại và hiểu mình đang làm cái gì với cuộc đời mình. Như một phiên bản kéo dài của bài cái-áo.
Thế nên mình đã mở rộng câu trả lời của mình từ buổi talk hôm nọ thành một bài viết dưới đây. Xin mời bạn đọc. =)
Một câu chuyện ngắn về công việc - sự nghiệp - sứ mệnh
(yeah, để cho dễ hình dung, tụi mình tưởng tượng bối cảnh bên dưới của chị Minh nhé)
Tối thứ bảy, chị Minh vừa hoàn thành bài thuyết trình cho chiến dịch quảng cáo sản phẩm làm đẹp - một dự án đem về cho công ty 2 tỷ doanh thu. Đồng nghiệp khen ngợi, sếp hài lòng, thưởng tháng 13 chắc chắn sẽ khá. Nhưng khi tắt laptop, chị lại cảm thấy... trống rỗng.
Chuyển sang chuẩn bị bài giảng cho lớp học miễn phí cuối tuần - dạy kỹ năng học tập cho trẻ em vùng ven - chị Minh bỗng nhiên cảm thấy tim mình đập nhanh hơn. Mắt sáng lên khi nghĩ đến khuôn mặt háo hức của các em nhỏ. Chị dành 3 tiếng chuẩn bị, không cảm thấy mệt mỏi chút nào.
"Lạ nhỉ", chị tự nhủ, "Tại sao làm việc không lương lại khiến mình vui hơn làm việc có lương?"
Sáng chủ nhật, sau buổi dạy học, một bé gái lớp 3 chạy đến ôm chị: "Cô ơi, con đã làm được bài toán khó rồi! Con muốn học giỏi để sau này cũng dạy học như cô!"
Giây phút đó, chị Minh hiểu rõ sự khác biệt giữa ba thứ mà trước giờ chị luôn lẫn lộn:
CÔNG VIỆC marketing - cái chị làm 8 tiếng/ngày để trả tiền nhà, tiền ăn, shopping, du lịch. Nó quan trọng, nhưng không phải tất cả.
SỰ NGHIỆP marketing - 10 năm kinh nghiệm, từ intern lên senior, portfolio đầy ắp case study, network rộng trong ngành. Chị tự hào về nó, nhưng vẫn thiếu gì đó.
SỨ MỆNH - giúp trẻ em có cơ hội học tập tốt hơn. Đây mới là lý do chị cảm thấy sống có ý nghĩa.
Tuần sau, chị Minh bắt đầu quan sát kỹ hơn. Những project marketing cho các thương hiệu giáo dục làm chị hứng thú hơn hẳn. Chị tự nguyện nhận thêm việc viết content cho website của trung tâm học tập cộng đồng - không lương nhưng làm say mê đến 2h sáng.
Đọc tới đây, bạn có cảm giác ngờ ngợ hoặc đúc kết được sự khác nhau của 3 khái niệm này chưa?
Khác biệt của Công Việc - Sự Nghiệp - Sứ Mệnh
Đầu tiên, bạn sẽ thấy,
CÔNG VIỆC - "Cái tôi phải làm"
Bản chất: Trao đổi thời gian lấy tiền
Động lực: Nhu cầu sinh tồn, áp lực xã hội
Cảm xúc: Có thể thích, không thích, hoặc thờ ơ
Thời gian: 8-10 tiếng/ngày, nghỉ là quên
Ví dụ của chị Minh: Làm marketing cho mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, ứng dụng game...
Nói tóm lại thì công việc là job, bạn còn nhớ cụm từ job-to-be-done không? Tức là một việc gì đó cần xử lý. Nghĩa là bạn có thể có hoặc không có cảm xúc với nó, nhưng nói tới công việc là tới trách nhiệm, tới nghĩa vụ. Sếp giao việc thì làm, có thích hay không thích sếp thì vẫn làm, vì đó là 'cái bạn phải làm'. Mọi thứ rõ ràng. Phạm vi công việc có thể từ một chiếc task, sang một dự án, sang một chức danh vị trí, ở bộ phận này cho tới vị trí ở công ty khác.
Cho nên bạn có thể lúc này là fulltime 9-5, là freelance, là chủ start-up v..v.. ở mỗi một vai trò, bạn giữ một cái job khác nhau. Và kiểu gì thì vẫn cần có trách nhiệm với công việc mình làm là vậy.

SỰ NGHIỆP - "Cái tôi muốn trở thành"
Bản chất: Con đường phát triển dài hạn
Động lực: Thành tựu cá nhân, danh tiếng, thu nhập cao
Cảm xúc: Tự hào, có mục tiêu rõ ràng
Thời gian: 5-10-20 năm, tích lũy liên tục
Ví dụ của chị Minh: Từ Marketing Executive → Senior → Manager → Director trong lĩnh vực digital marketing
Đoạn này thì bạn thấy con đường nó dài hơi hơn chưa?
Sự nghiệp là career, người ta hay gọi là con đường sự nghiệp đó còn gì. Thành ra, nói nôm na, khi bạn thâu tóm lại hết tất cả các đặc tính, kĩ năng, kinh nghiệm ở từng task, job; xâu chuỗi chúng lại với nhau để tiến tới một định hướng mục tiêu rõ ràng; bạn có sự nghiệp.
Ngoài ra, sự nghiệp là thứ có rất nhiều cảm xúc với bạn. Có những kĩ năng hoặc chủ đề mà trong công ty bạn không được trang bị, nhưng bạn tự nguyện học hỏi phát triển thêm về nó, tự mày mò với đam mê hoặc với một ý chí riêng, thì rõ ràng cái bạn đang làm là phục vụ cho một con đường sự nghiệp lâu dài mà bạn đang nhắm trong đầu. Cho nên, đôi khi con đường job có vẻ lắc léo, nhưng nếu gom góp lại, có khi sự nghiệp của bạn rất đa dạng sắc màu, và nó thường thiên về một nhóm một hướng nhất định. Để ý thử xem?
Cuối cùng là sứ mệnh.
SỨ MỆNH - "Cái tôi sinh ra để làm"
Bản chất: Giá trị cốt lõi bạn muốn đóng góp cho đời
Động lực: Ý nghĩa cuộc sống, làm cho thế giới tốt hơn
Cảm xúc: Thỏa mãn sâu sắc, cảm giác "đúng chỗ"
Thời gian: Suốt đời, không thay đổi
Ví dụ của chị Minh: "Giúp mọi đứa trẻ đều có cơ hội học tập và phát triển"
Sứ mệnh (mission) là một cái-gì-đó còn dài hơn cả sứ nghiệp nữa, và nó thường gắn với một kiếp người. Trong mấy quyển sách tâm lí, nếu bạn đọc, nó liên quan tới a sense of purpose - biết mình sống vì điều gì ấy, và biết mình là một phần nhỏ cho một sứ mệnh to hơn của tập thể.
Ví dụ nhé.
Martin Luther King, cái giây phút ông nhận ra tiếng gọi và sứ mệnh cuộc đời mình là đấu tranh cho quyền bình đẳng của người da màu, thì ông đã không còn cảm thấy sợ hãi với những đe dọa, với cái chết nữa. Và quả thật, mặc dù ông bị ám sát nhưng ruốt cuộc ông đã đấu tranh vì điều đấy, và đã mở ra một con đường mới cho người da màu tại Mỹ.
Mình nghĩ, nếu câu chuyện không kết thúc ở ông, thì sẽ có những người khác đứng lên tiếp nối sứ mệnh này thôi. Cơ bản là, sứ mệnh cá nhân có thể được bố trí trong tổng một sứ mệnh chung của một nhóm, một tập thể nào đấy. Và điều đó làm cho bản thân ta hiểu, mình là một chất dẫn, cầu nối, một điểm nhỏ để phục vụ cho một sứ mệnh còn to hơn chính mình, là vậy.
Quay trở lại câu chuyện của chị Minh, bạn thấy nó có màu sắc của sứ mệnh cá nhân rồi chứ.
Một câu hỏi cuối, theo bạn, sứ mệnh có bắt buộc phải đi kèm với một công việc sự nghiệp nào đó không?
Hint: trong bài cái áo, mình có một case giải thích sơ bộ cho câu hỏi này rồi đó.
Vậy thì, có khi nào 3 thứ này của mình đang đối đầu nhau không?
Làm sao để mình nhận ra và nắn chỉnh từng chút?
Bạn có thể tự đánh giá bằng 3 câu hỏi:
1. "Tôi làm gì để kiếm tiền?" (Công việc)
2. "Tôi muốn trở thành ai trong 10 năm tới?" (Sự nghiệp)
3. "Điều gì khiến tôi cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa?" (Sứ mệnh)
Bài tập thực hành:
Viết ra 3 hoạt động bạn làm nhiều nhất trong tuần
Đánh giá mức độ hứng thú (1-10 điểm) cho từng hoạt động
Hoạt động nào được 8-10 điểm? Tại sao?
Tùy vào từng tình huống, chúng ta sẽ có cách xử lý khác nhau. Nhưng trước tiên hãy nhận diện tình huống hiện tại của mình đã nào. Mình sẽ quay lại bài tiếp theo nếu bạn quan tâm heng.
Cuối cùng, đây là một vài gợi ý mà mình đã đưa ra cho các bạn trong lớp Self-Discovery. Mình nghĩ nó cũng đơn giản thôi, quan trọng là chúng ta bắt đầu quan sát và thực hành. Bạn có thể tham khảo.
TIP CHO CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY
Quy tắc 80/20: 80% thời gian cho công việc ổn định, 20% cho khám phá sứ mệnh
Test nhỏ: Thử nghiệm 30 ngày trước khi đưa ra quyết định lớn
Tìm mentor: Người đã thành công trong việc kết hợp cả 3 yếu tố
Ghi chép: Viết nhật ký về những hoạt động khiến bạn cảm thấy có năng lượng
Kiên nhẫn: Quá trình tìm ra và thực hiện sứ mệnh có thể mất 2-5 năm
KẾT LUẬN
Cuộc đời lý tưởng không phải là khi bạn có được công việc hoàn hảo, mà là khi ba yếu tố Công việc - Sự nghiệp - Sứ mệnh hòa quyện với nhau:
Công việc: nuôi sống ước mơ
Sự nghiệp: phát triển năng lực
Sứ mệnh: mang lại ý nghĩa
Chị Minh hiện tại đang trong hành trình chuyển đổi: dùng kỹ năng marketing để phục vụ giáo dục, từ từ xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực EdTech, và sống đúng với sứ mệnh "giúp trẻ em học tập tốt hơn". Bạn không cần phải có tất cả ngay từ đầu. Hãy bắt đầu từ việc nhận ra sự khác biệt, rồi từng bước xây dựng cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Trong ba yếu tố này, bạn đang ở đâu? Và bước tiếp theo của bạn sẽ là gì?
Norah VO
From Insights To Intelligence
Trong 3 yếu tố trên, từ đầu những năm tuổi 20 em bắt đầu tìm hiểu mục đích sống, sứ mệnh của mình là gì, sau đó em xây dựng sự nghiệp mà mình mong ước, sống với giá trị sống của mình. Giai đoạn này, ít tháng nữa là em tạm biệt tuổi 20 và cũng là lúc em bắt đầu lựa chọn những công việc hài hòa với sứ mệnh và sự nghiệp để có thu nhập, để lập gia đình, sinh con ạ!