Nghi ngờ chính mình vì thói tiêu thụ thông tin nhanh?
Bạn đã từng rơi vào trường hợp nhập nhằng cảm xúc và thông tin?
Hello chào bạn.
Tuần rồi của bạn, nếu tóm gọn lại, nên được miêu tả với từ gì? Suy nghĩ xíu về điều này ha.
Với mình, đó là 'internalize', tức là biến một thứ gì đó đang hiện diện ở bên ngoài thành một phần bên trong của mình, hay một thứ gì đó.
Hmm, đoạn này trong ngoài hơi khó hiểu nhỉ. Vậy mình thử đặt từ vào vào một bối cảnh cụ thể, như chủ đề tuần trước: tiêu thụ thông tin, thì internalize nghĩa là sao?
Theo từ điển Oxford thì ý nghĩa của nó như sau:
Với việc tiếp nhận thông tin, internalize nghĩa là quá trình bạn biến những thông tin, kiến thức mà mình tiêu thụ, trở thành một phần kiến thức, kĩ năng của chính mình.
Chuyện này xưa như trái đất, ai mà không biết, đúng không?
Đúng rồi, bởi vậy cho nên câu hỏi tiếp theo sẽ là:
"Mình đã internalize được bao nhiêu phần từ những thứ mà mình tiêu thụ?"
Đổi câu hỏi cái tự nhiên nó khó lên dữ chưa, đáng để giật mình chưa? Để trả lời câu hỏi trên, tụi mình tách nhỏ nó ra một chút nữa như sau nhé:
Thứ nhất, để biết mình đã internalize được bao nhiêu, thì chúng ta nên lùi một bước để nhìn bức tranh internalize rộng hơn. Nếu nhìn quá trình internalize này theo dạng một quy trình chuyển hóa thông tin, tức là
B1. thông tin tồn tại sẵn bên ngoài -> B2. bạn lướt và bắt gặp nó -> B3. bạn xem/đọc nói chung là tiêu thụ -> B4. thông tin để lại một dấu ấn trong não -> B5. thông tin được xử lý rồi chuyển hóa thành một thành phẩm gì đó.
Tip: khi tách từng bước, bạn sẽ phân tích được thói quen xem nội dung và kênh tiêu thụ của mình, ví dụ nếu B1 & B2, nhìn lại một ngày, bạn có kết quả là đọc từ 10 FB post, từ 5 bài trên substack, từ 2 cuốn sách v..v.. Đây là đoạn check về mặt số lượng tiêu thụ.
Thứ hai, khi bạn đã review sơ bộ một loạt các nơi và thứ mà mình đọc, tạm lấy đơn vị là trong vòng 24hrs qua đi, tự nhẩm xem bạn lướt qua các chủ đề gì? Viết hoặc nhẩm nhanh ra xem. Đây là đoạn mình check sơ sơ về dấu ấn các nội dung này đã để lại cho bạn. Đậm sâu hay nông.
Thứ ba, bây giờ hãy thành thật nhé, có bất kì một cụm từ, ý tưởng gì từ bất kì các nội dung, chủ đề ở trên mà bạn đã 'rờ' tới nó chưa?
(20 giây bắt đầu)
Theo định nghĩa của mình, 'rờ tới' có thể được chia theo cấp độ, từ:
dành đâu đó ít nhất 5 phút để nghĩ về nó.
Ví dụ như mình, mình gặp cụm 'internalize' sau khi đọc blog của cô Phi Vân. Mình đã nghĩ sẽ dùng nó để chia sẻ trong bản tin này, áp dụng cho bối cảnh tiêu thụ nội dung, nạp kiến thức và thực hành.
kết nối nó với một cái gì khác mà bạn đã biết.
Ví dụ, bạn có biết 'internalize' còn được biểu hiện trong bối cảnh tâm lí học không? Đó là khi bạn tự gán những bình luận, đánh giá của ai đó về công việc bạn làm, và cho đó là đánh giá của người đó về con người bạn. (mình viết thêm chi tiết ở đoạn sau cho mục này nhé)
đặt câu hỏi với nó, để đào sâu thêm hay mở rộng ra góc nhìn.
Ví dụ, việc tiếp nhận thông tin và internalize nó là thứ mà ai cũng muốn chứ. Nhưng với thói quen lướt - đọc - lướt đã trở thành một hành vi được công nghệ và thuật toán đào tạo con người chúng ta ngày nay, thì mình cần làm gì để cải thiện khả năng tiếp thu thông tin tốt hơn? Ở vai trò là người học và ở vai trò người chia sẻ, giảng dạy? Bạn đã từng đặt câu hỏi này cho bản thân chưa? Và bạn đã làm gì?
đúc kết các suy nghĩ ở trên lại, và trình bày nó một cách hoàn chỉnh. Đó là output, là thành quả 'nhìn-thấy-được' của việc bạn đã tiêu thụ và chuyển hóa thông tin đó. Thành quả sơ đẳng nhất có thể là một bình luận, một cuộc đối thoại sâu, một bài viết, một báo cáo, một sơ đồ tư duy v..v..
Nói chung, kết quả của việc tiêu thụ khỏe và chuyển hóa xong là việc bạn wrap-up thông tin đó.
Ồ quao, bài bản quá nhỉ. Nhưng thực tế thì nó hơi xa đó Ngọc. Không phải lúc nào tui cũng kiên nhẫn được vậy đâu. Thì làm sao?
Hiểu, chuyện 'trời cái chủ đề này hay quá (kéo nhanh nhưng sao cứ kéo mãi) .... ơ sao nó dài quá vậy. Xỉu' là chuyện bình thường nha. Mình cũng vậy hoài, và mình biết nhiều bạn y chang vậy.
Tuần trước, sau khi gửi bản tin đi, không cần giác quan thứ 6, mình ... tự thấy 'Ê, hình như nó hơi dài ta ơi.' Không cần đợi lâu, có bạn screenshot kèm bình luận, mình mở web ra coi lại. Mình lướt, rồi lướt, rồi lại tiếp tục lướt. Trời bên ngoài thì lạnh, mà trong phòng mình đổ mồ hôi. 'Chài, dài thiệt nha.'
Thú thật, trong vòng 6 tiếng sau khi gửi bản tin đi, mình đã thầm nhủ 'Chết rồi, mình đày đọa độc giả'.
Bồi thêm là chiếc bình luận 'Cái này là bản tin dài nhất của bà phải không? Tôi đọc tới đoạn này là tôi ngừng, nghỉ lấy hơi; xong tôi quay lại đọc tiếp phần còn lại. Nhưng nếu là A chắc rơi lủng lắng từ khúc GHOSTS rồi đó nha'.
Gật gật, trong lòng trào dâng cảm giác tồi tệ, 'Thật không thông cảm cho người đọc gì cả, là một người viết vô tâm với độc giả của mình.'
Có bao giờ bạn có cảm xúc như này chưa?
Là kiểu cảm xúc tiêu cực về chính mình sau khi nghe nhận xét, bình luận không-tích-cực lắm về sản phẩm của mình.
Đây chính xác là internalize đó, nghĩa là bạn biến nhận xét của một người nào đó về sản phẩm, công việc của bạn và bạn nhập nó lại thành nhận xét của họ về tính cách, con người của mình. Không khác gì con đường chuyển hóa thông tin, nhưng ở đây, chúng ta internalize cảm xúc tâm lí.
Tiếng Anh có một cụm từ 'Don’t take it personally' (Đừng xem nó như một việc cá nhân).
Ví dụ, sau khi đọc nội dung bài báo bạn viết, sếp bảo:
'Bài này dài dòng quá, ý chính phụ nhập nhằng. Câu chữ gãy gọn, thông điệp cụ thể thì khách hàng mới biết họ cần làm gì. Cơ mà do not take it personally, đừng xem đây là chỉ trích cá nhân nhé.'
Ngặt nỗi, nghe tới đoạn cơ mà là bạn đã không còn nghe thấy gì nữa. Trong đầu bạn lúc này có lẽ đã lởn vởn chữ 'dài dòng, nhập nhằng, thông điệp không cụ thể'.
Và bạn đã, một cách thần kì nào đó, gắn vào chữ 'mình + dài dòng, nhập nhằng, thông điệp không cụ thể'. Rồi từ đó, bạn cảm thấy bị chỉ trích, tấn công một cách thậm tệ.
Nếu lúc sếp nói, ta không đưa cảm xúc vào, và ta bình tĩnh tiếp nhận thông tin, thì chữ
'mình + dài dòng' đã nên được thay bằng
'bài viết này của mình + dài dòng '
Điều này nghĩa là gì?
Nghĩa là bạn tiếp nhận thông tin đúng, đúng với chủ đề và đối tượng mà thông tin đó đưa ra. Bạn không đưa cảm xúc cá nhân vào. Và bạn không hấp tấp tự biên tự diễn và cá nhân hóa nó vô căn cứ.
Keyword ở đây là: không hấp tấp, bình tĩnh
Vậy đó, với thông tin, tiêu thụ nhanh thì không chuyển hóa thành kiến thức cho mình; mà nghe loáng thoáng hoặc mất bình tĩnh thì lại trở thành bức tường thật lớn cho sự phát triển cá nhân của bản thân.
Tai hại quá đi chứ, bạn có nghĩ vậy không?
Quay lại câu chuyện bản tin tuần trước.
Nếu mình để cảm xúc chi phối, mình sẽ buồn chết đi được vì lý do nêu trên. Nhưng, thực tế chứng minh, sau khi tổng kết các chỉ số, bản tin tuần rồi lại nhận được cực nhiều phản hồi của độc giả.
Một là mình đánh giá thấp khả năng kiên nhẫn đọc dài của mọi người.
Hài là mình đánh giá thấp chủ đề tiêu thụ nội dung.
Dù gì đi chăng nữa, đánh giá một thứ gì đó chớp nhoáng, đặc biệt hoàn toàn dựa vào cảm xúc, thì chắc chắn là một sai lầm rồi. Bởi vậy mà, tiếp nhận thông tin bắt đầu băng việc dừng lại, bình tĩnh và động não một chút về nó, sẽ tiết kiệm thời gian và cảm xúc tiêu cực đi rất nhiều.
Norah VO
From Insights To Intelligence
Một thông báo
Ở bản tin tuần sau, mình sẽ tiếp tục bài phân tích sâu về phong cách làm việc của Mozart và Beethoven. Mình từng kết luận, Mozart buột phải multi-task và hy sinh ngủ 5hr/ngày vì ông phải cân bằng giữa việc kiếm cơm và nuôi đam mê.
Theo bạn, còn yếu tố gì chúng ta có thể bỏ vào để phân biệt quyết định 'tại sao Mozart lại chọn làm việc như thế và tại sao Beethoven lại chọn như thế?'
Xin mời đón đọc ở bài sau. Nếu bạn chưa xem bài đầu, xin mời xem tại đây.
Thông báo thứ hai
Mình sẽ có coffee talk cùng chị Phương Ngô với chủ đề như sau. Chủ đề hay và nhạy cảm nên sẽ cần không gian an toàn (cho mình và người tham gia thảo luận). Bọn mình mở free, nhưng limited seats cho 40 bạn. Mai mình sẽ update link đăng kí trên web sau nhé.
"Bởi vậy mà, tiếp nhận thông tin bắt đầu băng việc dừng lại, bình tĩnh và động não một chút về nó, sẽ tiết kiệm thời gian và cảm xúc tiêu cực đi rất nhiều. " => its mine :]