Chào bạn,
Vậy là tháng 03 đã tới. Bạn đã wrap-up gói ghém lại tháng 02 của mình như thế nào?
Cụm từ 'wrap-up' ý chỉ sự gói lại, tổng kết lại một cái gì đó.
Như cuối một cuộc họp, hai bên sẽ đưa ra kết luận và đề mục mỗi bên cần theo dõi, thực hiện. Sự wrap-up này có thể trình bày qua lời nói miệng, và cũng có thể được viết lại qua email trao đổi hai bên, hay được document (tài liệu hóa) lại v..v... Nhưng nói chung, wrap-up là hành động gút lại một loạt ý nghĩ, thảo luận, thông tin v..v.. Dựa vào đó, bạn có cơ sở để tiếp tục những bước khác của dự án.
Hành động wrap-up này liên quan gì tới bạn, liên quan gì tới chủ đề insight?
Nếu chưa bao giờ thực hiện điều này, thì hãy ngừng lại 20 giây thôi, tự hỏi bản thân bạn rằng 'Một chủ đề, nội dung gần nhất mà bạn đọc/học/xem/nghe hay thảo luận được là gì? Nội dung đó có gì tiêu biểu? Nó có liên quan gì tới bạn?'
(20 giây bắt đầu)
Nếu bạn có thể nhớ tường tận chi tiết, thậm chí có thể kể lại vanh vách, thì 'Quào, giỏi quá'.
Nếu bạn vẫn còn đang cố nhớ xem cái hình đó, cái giọng đó, cái kênh đó ... là gì nhỉ, thì 'Thử thêm 20 giây nữa có thể nhớ ra không?'
Wrap-up hay thói quen tổng kết, đúc rút lại là bước cuối cùng trong việc xử lý thông tin. Khi chúng ta tóm lại những thông tin đã tiêu thụ và sản xuất, ta sẽ chạy lại một lần nữa các ý đó trong đầu. Não của bạn được cho thời gian làm công việc ghi danh dữ liệu vào đầu. Và não cũng có thời gian kết nối thông tin mới với các mắc xích của thông tin tồn tại sẵn trong đầu. Lúc này, bạn cho phép não sắp xếp, mở ngăn tủ thông tin A, bỏ vào đó thông tin A.
Đi xa hơn, các bước hành động tiếp theo sẽ diễn ra một cách tự nhiên. 'À, nếu a như này, b như kia; thì mình sẽ làm c.' Và mọi thứ có một trật tự rõ ràng, thông tin có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Đây là tiền đề cho việc phát triển tư duy logic, khả năng lập luận chặt chẽ. Mở rộng hơn là việc nhìn nhận vấn đề bao quát (càng nhiều liên kết với các chủ đề khác nhau một cách logic) và khả năng đào sâu vấn đề (đi thật cụ thể vào một điểm nào đó để tiếp tục mở ra các góc nhìn chi tiết, sâu hơn)
Khoan đã Ngọc ơi, chả nhẽ cái gì cũng ngồi wrap-up hết hả? Thế làm gì có thời gian làm chuyện khác?
Nếu bạn nghĩ vậy thì, 'Ừm, không sai. Cái gì cũng ngồi tổng kết thì mệt chết được. Nhưng cái gì cũng tiêu thụ lẹ lẹ nhanh lên thì não của mình sẽ mệt chết đi được'
Tiêu thụ số (digital consumption) là một nhức nhối của thời đại ngày nay. Tiêu thụ số ám chỉ việc chúng ta tham thông tin, có thói quen lướt nhanh đọc vội nạp vội để tiếp tục lặp lại, lướt-xem-nạp. Và nó đi vào mọi ngóc ngách của đời sống.
Thói quen hằng ngày đi vào thói quen trong công việc, sáng họp chiều họp, sáng brainstorm ý tưởng chiều họp team vận hành, quá trời idea ý kiến feedback bay túa lua xua. Họp xong thống nhất ý kiến, đường ai nấy đi, hẹn một ngày gặp lại.
Tới ngày gặp lại, nếu có biên bản cuộc họp, thì dễ, ta cứ dựa vô checklist và tiếp tục. Nếu không thì 'Để nhớ coi bữa nói cái gì'
Có trời giáng thế mới may ra giúp ta nhớ được hết mình nói gì. Chuyện sáng hôm qua ăn gì chưa chắc ta còn nhớ. Bạn có nhớ không? Sáng qua bạn ăn gì?
Thế quay lại câu hỏi, chả nhẽ cái gì cũng ngồi wrap-up?
Nếu được thì tốt quá, não của bạn sẽ cám ơn bạn trăm ngàn lần. Nếu không được, thì mình có một gợi ý sau, cũng là những thứ mình đang tự thực hành với bản thân:
Với thông tin quan trọng, như họp hành trong công việc, hãy tập thói quen ghi chú lại. Đảm bảo dưới tất cả các đoạn ghi chú đó, viết ra 'Bước tiếp theo là .... '. Và gửi ghi chú này cho người ngồi họp với bạn. Hãy đảm bảo thông tin nạp vào là đúng và không sót, từ các bên.
Với thông tin khác mà bạn dung nạp trong ngày, hãy thử:
cuối mỗi ngày, note lại xem hôm nay bạn tiêu thụ cái gì? Dành bao lâu để tiêu thụ? Tự nói với bản thân, tự viết v..v... Nói chung, hãy xả những gì mình nạp ra
dành một thời gian cố định (theo tuần hay hai tuần), tóm tắt lại một chủ đề mà bạn đã tiêu thụ trong 1-2 tuần vừa qua. Tóm tắt theo trí nhớ, cảm xúc và ngôn ngữ của bạn. Viết ra, hãy tập làm chuyện đó, hãy đấu tranh cho chiếc não của mình.
Tạm vậy nhé, cho một hành trình giành hòa bình cho não của mình.
Để làm mẫu, bản tin hôm nay, sau một tuần mình tiêu thụ rất nhiều nội dung khác nhau, từ AI, sự tiêu thụ thông tin nhanh, v...v... thông qua email, báo mạng, mạng xã hội, phim ảnh; thì mình muốn kể bạn nghe về một Series phim và phân tích cách họ làm nội dung thật mới mẻ.
Series phim GHOSTS
GHOSTS là một series phim xoay quanh nhân vật nữ chính, Samatha và những con ma trong ngôi biệt thự cổ. Sau một cú ngã đập đầu từ cầu thang của căn biệt thự, cô phát triển một kĩ năng mới: có thể nghe-nhìn-tương tác với ma. Từ đó, các tình huống thú vị xảy ra, Samatha giờ đây là kênh dẫn chính kết nối hai thế giới, người đã sống vs. người còn sống.
Mỗi một episode là một tình huống xoay quanh một ghost và câu chuyện thời họ còn sống, những gì họ từng làm và những giấc mơ họ-mém-làm-được, nhưng cuối cùng vì một lí do bất khả kháng, họ ra đi và chưa kịp thực hiện điều đó. Các tình huống này thường khởi đầu bằng việc Samatha, gặp một trở ngại nào đó trong cuộc sống.
Tập phim gần nhất mình xem, Samatha được giao nhiệm vụ hoàn tất viết nội dung website cho ngôi biệt thự mà hai vợ chồng cô sẽ dùng làm Bed-and-Breakfast (dạng airbnb), cô luôn có một cái cớ nào đó để trì hoãn.
Không phải vì cô không biết viết, cô học biên tập và theo nghiệp báo chí. Không phải cô không có idea, Saas (một anh ghost người bản địa Mỹ) đã tuôn trào idea nên đóng vai gì và kể câu chuyện ngôi biệt thự xuyên suốt 100 năm qua ra sao.
Tóm lại cô không thiếu bất kì điều kiện gì để hoàn thành website và go live cả.
Nhưng điều gì đó cứ khiến Sam dùng dằng, bỏ lửng, ... sợ phải hoàn thành.
Cho tới khi một sự cố ập tới. Saas quá cáu vì ý tưởng của anh không được Samatha duyệt, anh nhờ Trevor (một ghost nam khác, với năng lực chạm được vào đồ vật hiện hữu) type nội dung lên web, 'thấy ý tưởng thành hình chắc cổ sẽ đồng ý'.
Nhưng mà, vô tình thế nào, Trevor đã xóa file website.
Khi biết chuyện, thay vì tức giận vì file content website hai vợ chồng làm ròng rã mấy tuần bị xóa, cô thảng nhiên 'Cảm ơn vì đã nói cho tôi biết.'
'Cảm ơn là sao? Em phải nói với họ là họ xóa mất cái file hai vợ chồng mình lên kế hoạch. Là việc đăng tải website cho thuê phòng biệt thự sẽ bị trễ nãi. Là hư bột hư đường hết rồi. Chứ cám ơn là sao?' - chồng cô làm ầm lên.
'Ừ, thì đúng. Nhưng anh có biết là một khi đăng lên, go live cái web, là không có nút undo, không quay trở lại được nữa không? Nội dung còn chưa hoàn hảo, lỡ đăng lên rồi thì không điều chỉnh gì được nữa thì sao? Lỡ như đăng lên nhưng mình làm không được thì sao? Mình thất bại thì sao? Chả phải lúc đó mọi nỗ lực của anh vì chiều ý em, bán tháo nhà cửa, mua ngôi nhà này làm B&B đổ sông đổ bể hay sao?'.
Nói đoạn, cô quay lưng bỏ đi vào nhà bếp.
Saas xuất hiện từ xa. Anh đã hiểu không phải Sam chối bỏ ý tưởng của anh, cái mà Sam đang đối diện cũng y hệt lúc anh đối diện với chuyện chọn nghề nghiệp để theo.
Dưới ánh lửa bập bùng trong túp lều thổ dân, cha anh từng bảo 'Con chọn cái nghề nào an toàn một chút đó, làm thợ săn hay chiến binh, có phải dễ dàng hơn là làm người kể chuyện không?'.
Suốt cuộc đời mình, Saas chỉ muốn làm một người kể chuyện, nhưng những gì cha anh nói ăn sâu vào tâm trí, khiến anh chùn bước.
Ngay trước đêm cuộc thi kể chuyện toàn vùng, anh nói với cha:
'Chắc con sẽ từ bỏ nghiệp kể chuyện. Lỡ con thất bại thì sao? Cha đâu phải người kể chuyện, và chắc con cũng vậy.'
'Không, ta sai rồi. Ta khuyên con khác đi vì ta sợ. Ta không có khiếu kể chuyện, nhưng con thì có. Hãy cứ làm điều mà con khao khát. Như đại bàng thôi, cú giang cánh đầu tiên sẽ đầy lo sợ, nhưng rồi con sẽ quen và làm được.' Vừa nói, người cha trao cho anh chiếc lông vũ của đại bàng, như lời chúc cho sự dũng cảm.
‘Nhưng tôi không bao giờ đến được buổi kể chuyện đó Sam ạ, có chuyện xảy ra. Thành thử ra, tôi hiểu, cô đang đối diện với nỗi sợ thất bại. Tôi biết nó đáng sợ lắm, như thể mọi thứ sẽ kết thúc nếu có gì bất trắc xảy ra. Nhưng nói thật, nó không đáng sợ đến vậy đâu, cái đáng sợ hơn cả là mình không bao giờ được nhìn thấy mình làm cái mà mình muốn làm, mãi mãi không có cơ hội nào nữa.
Xin trao lại cho cô chiếc lông vũ đại bàng này, như một biểu tượng cho lòng dũng cảm. Giờ đây tôi có người để tiếp tục trao đi món quà này rồi, cô hãy đón nhận và dũng cảm lên nhé. ‘
Và thế, câu chuyện kết thúc, sau khi xử lý khủng hoảng nội tâm, nỗi sợ thất bại và biểu hiện trì hoãn hoàn thành, Sam bình tĩnh trở lại, cô hoàn tất content website. Hai vợ chồng publish trang thông tin cho thuê B&B. Và Saas thì lần đầu sống với nghiệp storyteller (người kể chuyện) của mình. Có một chút khác biệt, khán giả của anh bây giờ là các ghost khác.
Quả thật, sau hàng trăm năm, nếu đó là điều mà bạn muốn làm và bạn thực sự muốn tốt hơn, thì chuyện là người sống (the living) hay người đã sang trang (ghost), bạn có thể tiếp tục. Với điều kiện bạn bị mắc kẹt ở cõi tạm và buột phải ngẫm về đời mình và sửa đổi.
Một chút ngẫm của mình về Series này:
Chọn tựa đề phim vỏn vẹn với chữ 'GHOSTS' thực sự đã ngay lập tức tạo cho mình một mối liên kết có phần thiên kiến về nội dung và vibe mà series sẽ truyền tải. Mình đã judge (phán xét) rằng nó cũng là một loạt các nội dung kì bí, ma thuật, rùng rợn cho tới ám ảnh với mấy đứa yếu bóng vía.
Nhưng sau 5 phút, toàn bộ bias (thiên kiến) của mình bị phá bỏ hoàn toàn. Góc quay sáng sủa vừa phải, trong bối cảnh nhà biệt thự cổ đèn vàng chấp chới. Từng nhân vật ghost xuất hiện, mỗi người vận một trang phục đặc trưng cho một thời đoạn lịch sử, nhưng từng ghost đều có tính cách, thói quen, nếp nghĩ và sự hóm hỉnh riêng của họ. Điều này khiến 'họ' đa dạng màu sắc và rất đời thường, rất 'người' (kiểu living beings) hơn rất nhiều.

Bạn sẽ thấy, tồn tại trong chính tâm trí của mình là hai dòng cảm xúc trái ngược hoàn toàn.
Ấn tượng (thiên kiến) về Ghost = ma mị, tối tăm, đáng sợ
Nhưng thực tế = góc quay sáng sủa, lời thoại dí dỏm, tâm lí nhân vật ghost cởi mở hiện đại
Thông điệp của phim rất bình thường, thậm chí không có gì mới mẻ:
'Life is too short, please live with no regret, do what you want to do, do not let fear stand in your way. You might end up in eternity like me and keep rethinking what you have not done.'
Nhưng điều đó không có nghĩa nội dung phim không đáng xem.
Khi bạn xem một anh sĩ quan oai phong lẫm liệt của thời xưa, sau 150 năm, khi đối diện crush của mình, là một anh sĩ quan khác cũng là ghost còn mắc kẹt ở dương gian, vẫn không dám bước qua định kiến xã hội về giới, vẫn tự phê phán bản thân mình khi đem lòng yêu một người cùng giới; bạn sẽ hiểu.
Thông điệp là giống nhau, nhưng cách truyền tải thì có rất nhiều. Truyền tải như thế nào là hay, là cuốn, là đi vào lòng người; thực sự là một nghệ thuật.
Phát hiện ra điều này có ý nghĩa gì (với mình)?
Thứ nhất, mình nhận ra một nếp nghĩ ăn mòn trong tâm trí, mạnh đến mức nếu bạn mình không đàm phán rằng 'thử xem 15 phút đi, nếu nó giống những gì mình tưởng tượng thì không xem nữa'. Lối mòn bias, gán ghép hình ảnh ấn tượng cảm xúc bản thân vốn có từ lâu vào những thứ na ná nhau.
Thứ hai, mình rất thích cú twist trong việc làm nội dung của series này. Nó sáng tạo, đổi mới và có sự liên quan tới các chủ đề thời đại. Cách họ lồng ghép câu chuyện giữa người đã sống - người đang sống, các bài học lặp lại của hai nhóm beings này rất tự nhiên, đời thường và dễ thấm. Tựu chung lại, cách họ kể câu chuyện, nêu quan điểm nhận định và dần dần thay đổi nhận thức quan điểm rất tinh tế.
Tóm tắt thì vắn tắt nhưng các bài học hay thông điệp được lồng ghép trong series là những điểm đau lặp đi lặp lại của nhiều thế hệ, như thói quen sợ thất bại, như việc ý kiến cha mẹ vào việc chọn nghề nghiệp an toàn v..v.. Có xem kĩ hơn mọi người sẽ hiểu ý mình nói.
Kết thúc bản tin hôm nay, tặng bạn một bức hình đã nhặt được trong tuần qua, có câu quote mà mình rất thích về việc chọn lựa sự nghiệp.
Đây là cách mình wrap-up bản tin này vậy?
Còn bạn thì sao, gần đây điều gì đọng lại trong tâm trí của bạn nhiều nhất?
03.03.2025
Norah VO
From Insights To Intelligence
Khoảng 3 tháng trở lại đây, B nhận ra mình có vấn đề trong việc tiêu thụ nội dung. (Bình phát hiện ra khi đang đọc cuốn Viết Đi Đừng Sợ. Muốn đọc thật nhanh, cơ mà, xong rồi thì không nhớ gì cả...) Đó là mình chẳng thể nào nhớ được những gì đã xem, đã đọc. B cũng đã đặt ra cho mình nhiều cách.
- Tập review 1 tuần: phần này chưa được okie lắm, nhưng đọc bài này xong phải nghiêm túc trở lại.
- Tập review phim: Đã làm được sau khi xem phim Nhà Gia Tiên. Tính up mà cứ bị lần lửa, hic hic.
- Tập đúc rúc lại xem hôm nay mình đã đọc những gì và mình học được gì, cần phải làm thế nào...
Và quan trọng là, những gì đã đọc đó, thì mình cần có hành động gì. Hành động gì thay đổi ngay tức thì. Cả cái việc review hay Wrapup này suy cho cùng vẫn là 1 thói quen cần phải hình thành và duy trì.
Ah, còn nữa, trong bản tin N có nói tới đoạn ghi chép khi họp. Cái này cần thiết thật sự. Hồi trước tết B có họp với team, xong rồi sau tết mọi người bị công việc cuốn đi mà quên mất nội dung đó. Nhờ có viết lại mà mình có thể nhắc lại cho mọi người.
Cảm ơn Ngọc đã có 1 bài viết thật chạm đúng với nỗi đau của B hihi.
Đây là bản tin dài nhất mà bà viết đúng ko?