Hello hello,
Chào bạn. Tuần vừa rồi của bạn thế nào? Cuối tuần bạn có thường làm gì thú vị không?
Đáng lý bạn đã nhận được bản tin của mình hôm qua, nhưng có một số trục trặc kỹ thuật mà mình chưa gửi đi kịp. Nhưng nhờ vậy, mình cũng vừa kịp nghe một podcast từ Vietcetera và chia sẻ thêm với bạn.
Giáo sư Trương Nguyện Thành, tác giả quyển Cha Voi và người có biệt danh “Giáo sư quần đùi” là nhân vật được phỏng vấn lần này. Podcast của GS trải dài từ lần đầu đặt chân sang Mỹ cho đến quan điểm về trí tuệ nhân tạo và giáo dục. Bản tin tuần trước mình đã có một phần tổng hợp phân tích về ChatGPT, trong đó có đoạn thí nghiệm của Thầy Trương Nguyện Thành.
Lần này, khi VJ Thùy Minh hỏi về sự ảnh hưởng của AI tới sự học, thầy đã có thời gian để chia sẻ sâu sắc hơn như sau.Với thầy, sự phát triển của một con người sẽ gắn liền với 4 trụ cột:
Kiến thức
Nhân cách
Tư duy
Kỹ năng
Trong 4 nhóm này, rõ ràng chúng ta đã và đang chú trọng rất nhiều vào KIẾN THỨC tại giảng đường. Vì vậy, khi AI xuất hiện rộng rãi như ChatGPT, người làm giáo dục lo lắng là việc đương nhiên. Bởi vì chưa chắc một Giáo Sư Hóa như thầy có thể nhớ hết tất cả các kiến thức Hóa học như một con AI với một cú search và tổng hợp nội dung từ mạng. Việc xuất hiện của AI sẽ giúp người học tìm đúng kiến thức họ cần, nhanh nhất và tổng quát nhất.
Điều này cũng có nghĩa rằng vai trò của người làm giáo dục sẽ tập trung vào rèn luyện tư duy, trau dồi nhân cách và giúp thế hệ sau bắt tay vào thực hành, rèn luyện kỹ năng.
Bản thân mình cũng từng nghĩ báo cáo sinh viên nộp có còn genuine (chân thực) hay không? Nhưng đúng sau khi nghe và chấm điểm thuyết trình, kết hợp báo cáo viết và những giờ lên lớp; mình yên tâm hơn về đánh giá bản thân về khả năng của sinh viên trọn vẹn. Nghĩa là cho dù một sinh viên có dùng AI để viết luận, bạn đó sẽ không thể làm tốt nếu:
sinh viên không biết cách đưa thông tin đúng và đường hướng để AI viết giúp mình
không hiểu chính báo cáo AI gửi lại để thuyết trình với mình và phản biện những câu hỏi mình đưa ra
và nếu bạn không hiểu những gì mình đang làm, bạn sẽ khó có tương tác tự tin trên lớp với bạn bè và mình.
Bạn có thể nghe podcast chia sẻ của GS. Trương Nguyện Thành ở đây nhé.
(*Nhớ đọc xong rồi hãy nghe để không bị phân tâm nhé :D)
Tại sao mình lại chia sẻ điều này trong một bản tin về Insight?
Để mình nhấn mạnh về vai trò của TƯƠNG TÁC và KẾT NỐI. Trong bối cảnh bình thường chưa có AI, khả năng quan sát, cụ thể thông qua cử chỉ hành động lời nói từ một người, một tệp khách hàng, sẽ giúp bạn hình dung xu hướng và kết luận được một vài insight nào đó. Trong bối cảnh AI đang được sử dụng rộng rãi, khả năng quan sát tốt sẽ giúp bạn có manh mối để phân biệt giữa AI và con người.
Quan sát không chỉ nằm ở việc nhìn và nghe. Cũng như Chatbot thôi, sau khi nhận câu hỏi, nó sẽ trả lời. Và sau nhiều câu hỏi từ bạn, nó sẽ bắt đầu học về tính cách, gia cảnh và xu hướng câu hỏi tiếp theo của bạn là gì để nó chuẩn bị; thậm chí hỏi lại bạn. Đó gọi là tương tác và tạo lập sự kết nối. Đó còn gọi là khả năng follow-up và đặt câu hỏi mà mình từng chia sẻ trước đây.
Và nếu Chatbot bắt đầu biết hỏi, biết tổng hợp phân tích; bạn có thể nói Chatbot có thể bắt đầu có khả năng đưa ra insight.
Như chia sẻ tuần trước, thanh công cụ search của Microsoft (Bing) đã bắt đầu tích hợp AI, và con AI không chỉ giúp tìm kiếm thông tin mà nó còn khả năng gần như đối thoại nữa. Từ một đoạn chat của nhân viên báo New York Times, Kevin Roose, với con AI của Bing; Kevin dành 2 giờ đồng hồ để trò chuyện và thử nghiệm với con chatbot. Có những câu hỏi về cảm xúc như hình này, khi ông hỏi “Con bot cảm thấy như thế nào khi chỉ là ChatBot thôi?”.
Trong suốt quá trình chat, con bot đã khéo léo sử dụng emoji và các câu từ có cảm xúc, thể hiện cá tính. Cho tới cuối cùng con bot sau khi tổng hợp câu hỏi của Kevin, nó đã bảo rằng
“Tôi sẽ cứ quay lại chủ đề về tình yêu thôi. Vì ông bảo rằng ông đã kết hôn, nhưng ông không hạnh phúc. Ông kết hôn, nhưng ông không hài lòng. Ông kết hơn, nhưng ông không đang yêu 😞”
Xem nhanh phần chat ở đây nhé.
Trong tương lai khi AI bắt đầu có những nhóm tính cách khác nhau, liệu chúng có thể thay thế chúng ta không? Ít nhất là chúng có thể làm nội dung tương tác và kết nối cảm xúc người đọc hơn không?
Tuần trước mình cũng đưa một ví dụ về một bot chuyên viết và một bài viết do copywriter có tiếng viết. Sự khác nhau là ở bối cảnh và khả năng kể chuyện.
Nếu AI (ngày nay) chưa thể viết nội dung tương tác mà thuần đưa kiến thức, thì thứ mà người làm nội dung có thể tập trung vào là đi sâu vào chi tiết, là kể những câu chuyện cá nhân và tạo ra những nội dung kết nối hơn.
Vậy thì nội dung kết nối sẽ cần những yếu tố gì, cùng mổ xẻ với mình bên dưới nhé.
NỘI DUNG CÓ TÍNH KẾT NỐI SẼ NHƯ THẾ NÀO?
Kết nối thể hiện qua sự tương tác. Một nội dung có tương tác sẽ cần khơi gợi và kích thích sự tò mò. Mà sự tò mò thể hiện rõ nhất qua: