(CASE STUDY) KHI EDUTAINMENT TRONG SÁNG TẠO NỘI DUNG LÊN NGÔI
Thời đại của những tiếng cười "thầm", screenshot và lượt share
Hello, chào bạn.
Tiếp tục nội dung bài trước về xu hướng Edutainment trong việc làm nội dung, hôm nay chúng ta sẽ cùng mổ xẻ một vài case study thực tế về việc ứng dụng Edutainment nhé.
Bạn có thể xem lại để hiểu Edutainment là gì và các con số liên quan ở đây nha.
Áp dụng nội dung edutainment trong cộng đồng Everyday Insight
Khi nói tới giá trị giải trí kết hợp giáo dục, dễ thấy nhất là các hoạt động trên cộng đồng. Cộng đồng gần gũi với mình nhất là Everyday Insight, nên mình sẽ phân tích và chia sẻ cách bọn mình làm nội dung trên đây nhé.
Một tính chất tiêu biểu nhất của gamification (game hóa) nội dung là các hoạt động như tạo quiz, poll hay câu đố. Với một cộng đồng đặt trọng tâm vào việc học cách phân tích insight qua chơi, bạn sẽ thấy hằng tuần cộng đồng có các bài chia sẻ như:
#funlearn (vui học): có thể là cụm từ, là một hiện tượng, một quan sát hay các trò chơi đoán chữ, điền vào chỗ trống với các hint liên quan
#discussion (thảo luận): là những câu hỏi, câu đố mà mình đưa ra để mọi người thảo luận thêm
Mình đã mở màn tuần vừa rồi với thắc mắc về chữ POV vì thuần túy đã bắt gặp chữ này rất nhiều trên khắp các không gian mạng. Bài post đem về kha khá thảo luận của thành viên, từ cách sử dụng không đúng với định nghĩa cho tới việc mọi người nghĩ chữ POV này thực ra nghĩa là gì?
Bạn có cảm thấy đây giống các câu hỏi “Đố em” mà ngày xưa thầy cô giáo hay đưa ra trong một tiết học để học sinh thảo luận cùng nhau không? Đây chính xác là hình thức Edutainment rồi.
Tuy nhiên, bọn mình không kết thúc cuộc thảo luận ở đó. Có hỏi thì phải có đáp. Nối tiếp bài post về nhận định cách dùng từ POV, mình đã chia sẻ ngay một chiếc video để minh họa cách làm video content theo dạng POV là như thế nào.
(*Chú thích: POV tức là bạn quay dựng với mục đích để người ngồi sau màn hình xem video nhưng họ sẽ có cảm nhận như thể họ đang hiện diện ở trường quay vậy. Đây là một trào lưu phổ biển, nhất là trên nền tảng TikTok.)
Khi dùng nội dung video để minh họa về thuật ngữ POV, điểm hay ho nhất có vẻ là kỹ thuật SHOW, DON’T TELL mà rất nhiều bạn học kỹ thuật viết đã biết. Đây cũng chính là cái giúp mọi người nhận ra và hiểu sâu sắc hơn chữ POV thực chất được áp dụng như thế nào. Một giá trị khác từ việc sử dụng video này là các bạn còn được thư giãn với góc quay, nhạc nền video và “cảm giác” tận hưởng không gian trong chính khu vườn hoa hồng cẩm tú cầu bên cạnh hiên nhà bằng gỗ này.
Tính giải trí không hoàn toàn phải gây ra tiếng cười thật lớn như việc xem một gameshow. Tính giải trí cũng có thể hiểu là sự thư giãn, cảm giác chilled khi tiêu thụ một nội dung nào đó.
Đây chính là một nhu cầu khác nữa mà người dùng trên các nền tảng số vẫn còn cần. Như chia sẻ trong bài viết trước, sử dụng meme gây cười hoặc các nội dung nhẹ đầu có lẽ sẽ càng gia tăng trong thời đại bùng nổ tin tức tiêu cực, flexing và những áp lực đồng trang lứa.
Ngoài các yếu tố này ra trong bài post của mình trên Everyday Insight, nếu phân tích sâu chiếc video mà mình share làm ví dụ, bạn sẽ thấy ngoài không gian chiều lòng người, khoảng sân vườn hoa đáng ao ước thì tính giáo dục vẫn hiện diện. Một thành viên năng nổ của nhóm đã phát hiện ra: “Bạn có thể học cách bày trí không gian nhà cửa, cách bố trí sắp xếp giường tủ sách cho tới cách quay dựng video từ chiếc clip này”.
Bạn thấy đó, hai nội dung mang đậm phong cách Edutainment trên cộng đồng Everyday Insight thực sự ra không quá cầu kì và phức tạp để sản xuất. Khi chúng ta dời ống kính ra xa hơn, nhìn ngắm cách làm nội dung của những content creator hay influencer có tiếng, mình tin bạn sẽ còn nhận ra ứng dụng edutainment này rõ ràng hơn.
Một vài ví dụ từ kênh thuần Việt cho tới kênh nước ngoài về ứng dụng Edutainment
Nếu như trong chiếc clip của “Bao đồng một mớ bình yên?” giá trị giải trí nằm ở sự thư giãn và giáo dục nằm ở cách quay dựng video, thì nội dung dưới đây bạn sẽ nhận ra: