Hello hello. Chào bạn.
Hầu hết content creator mình tiếp xúc được đều không gặp khó khăn gì trong việc đưa ra ý tưởng mới để làm nội dung. Các bạn thậm chí còn rất tự tin và hào hứng với những ý tưởng đột phá của mình nữa.
Tuy vậy, sự hào hứng đó cũng nhanh chóng vụt tắt khi cuộc trao đổi lái sang một chuyện khác: Khi khách hàng hoặc sếp cảm thấy không thuyết phục vì chưa đủ insight. Cuộc vui lúc này dường như quay lại số 0 tròn trĩnh, idea xịn chưa chắc ăn bằng idea vừa vừa nhưng đúng insight.
Vậy làm sao để biết một idea mình đưa ra có đúng insight chưa?
Thì phải quan sát và hỏi.
Quan sát là chuyện ai cũng làm được và ai cũng biết. Nhìn, ngó, ngắm nghía, nghe ngóng - tất cả đều là quan sát. Nếu bạn đã đọc qua Guidebook 7 ngày lắng đọng insight của mình, chắc chắn bạn cũng thấy thông tin luôn nằm sẵn chờ chúng ta để ý và đào lên.
Cho nên chuyện quan sát đối với mình, chính là lúc ta “chậm lại để làm rõ và làm sâu hơn” chủ đề mà mình quan tâm.
Bạn có thể bắt đầu với 3W1H để chủ động tìm kiếm và thu thập thông tin sẵn có từ thị trường, như việc đọc báo cáo, các nhận định của chuyên gia.
Từ đó, bạn có thể bắt đầu quan sát những đối tượng tiềm năng trong ngách hay chủ đề mình đang sáng tạo. Thời gian làm tàu ngầm để ăn nằm ngủ nghĩ và hiểu cảm giác của những đối tượng tiềm năng này chắc chắn sẽ tốn một thời gian dài. Thậm chí có thể chiếm trên 60% tổng số thời gian bạn cần để tự cập nhật thông tin và tạo sense về thị trường và khách hàng tiềm năng.
(*) Nếu bạn chưa biết xác định đối tượng khách hàng cụ thể, có thể khóa học mình dự kiến về research và phân tích insight chân dung và hành trình khách hàng sẽ giúp ích cho bạn đó. Điền form nếu phân tích insight là một kỹ năng bạn muốn cải thiện trong năm nay nhé.
Đâu đó một chuỗi các câu chuyện - sự kiện - quan sát tiếp nối sẽ dần hình thành insight và idea. Và đây là lúc bạn sẽ:
có idea nào cảm thấy hay hay thì làm luôn
hoặc đi kiểm chứng idea có đúng insight hay không
Lúc này, việc đi kiểm chứng idea có đúng insight sẽ luôn luôn đi qua bước:
phỏng vấn
tổng hợp thông tin và phân tích insight
4 kiểu câu hỏi Phỏng Vấn bạn cần biết
Với người viết hay sáng tạo nội dung, đi hỏi hay đi phỏng vấn để lấy chất liệu thường được ưa chuộng hơn là việc ngồi làm khảo sát form vì tính tiện dụng của nó. Nhưng điều đó không có nghĩa gặp ai bạn cũng hỏi giống nhau, và gặp ai bạn cũng hỏi một cách bản năng.
Bởi vì “Câu trả lời bạn có được hoàn toàn phụ thuộc vào câu hỏi và cách bạn hỏi.”
Việc hiểu tính chất của những câu hỏi khác nhau sẽ giúp bạn dự đoán phần nào dạng thông tin mình thu thập được. Có rất nhiều kỹ thuật hỏi và đào sâu khi phỏng vấn, sau đây là 4 dạng phổ biến, hãy kiểm tra xem bạn thường dùng câu hỏi như thế nào khi phỏng vấn nhé:
Dạng Có/Không: là kiểu câu hỏi chọn lựa. Như là “Bạn có thích bài viết hôm nay không?”
Dạng Câu hỏi mở: khác với kiểu hỏi ở trên, khi bạn hỏi mở, nghĩa là bạn đang yêu cầu đối phương suy nghĩ để tìm ra một lời đáp. Thời gian dành cho câu hỏi mở sẽ nhiều hơn là dạng Có/Không. Chính vì vậy, khi hỏi những câu như “Có lý do gì anh/chị lại chọn em để giao công việc này không?”; người nhận sẽ cần một chút thời gian để sắp xếp logic và trả lời.
Dạng câu hỏi định hướng (leading question): là dạng câu hỏi bạn gần như gợi mở để phá băng và làm cho cuộc trò chuyện tiếp nối một cách suôn sẻ mượt mà hơn. Tuy nhiên, dạng câu hỏi này thường không đem lại nhiều thông tin vì người trả lời thường có xu hướng đồng ý. Ví dụ như “Trà sữa quán này béo mà thơm ghê ha?” là một dạng câu hỏi định hướng. Người trả lời có thể gật gù hoặc ít ra là “Ừ, thơm thật” vì họ sẽ không muốn làm trái ý người vừa hỏi.
Dạng câu hỏi đào sâu (Probe): là dạng câu hỏi luôn cần thiết cho những thông tin hay insight ẩn. Ví dụ như “Bạn nói hay uống cafe ở quán này vì quán đẹp, còn gì nữa không?”. Bạn cần có kỹ thuật lắng nghe và bắt được ý chính để sử dụng thành thạo câu hỏi đào sâu này.
Trên đây là một số dạng câu hỏi phổ biến để bạn tìm hiểu thông tin sâu hơn. Nắm vững câu nào dùng cho lúc nào cũng đã giúp bạn rất nhiều trên hành trình đào sâu trong khi phỏng vấn. Tất nhiên, trước khi thực sự ngồi xuống với đối phương, chúng ta cũng cần có các bước chuẩn bị để nhịp điệu và mạch chuyện không bị ngắt quãng một cách vô duyên. Đây chính là sự khác biệt giữa người có kinh nghiệm và ít kinh nghiệm trong phỏng vấn đào sâu insight, không phải các dạng câu hỏi.
Làm sao để có mạch trò chuyện tự nhiên và lôi cuốn?
Thì bạn cần hiểu người bạn đang muốn hỏi, và cần có kiến thức nền từ chủ đề của cuộc thảo luận. Mà kiến thức nền thì quay lại câu chuyện của chủ động thu nạp thông tin có ích cho mình. Quan trọng là có mục đích.
Cách mình tiếp nhận thông tin
Mình từng chia sẻ mình có 2 kiểu thu nhận thông tin:
Kênh chủ động:
bắt đầu từ nhu cầu tìm kiếm lời giải cho một thắc mắc gì đó (Google, Facebook) hoặc đi hỏi những người có thâm niên trong ngành
các khóa học online từ Coursera, tới Domestika cho tới các nền tảng như từ Google, Shopify. Mỗi nền tảng sẽ có góc nhìn khác nhau và training bạn một kiểu khác. Tùy định hướng phát triển mà nên chọn nền tảng phù hợp cho mình. Như muốn biết về ecommerce thì không nên bỏ qua Shopify hay Lazada nhé.
Kênh bị động: thực chất lại là kênh mình HỌC được nhiều hơn tất thảy. Mình biến kênh bị động thành chủ động vì:
Chọn theo dõi các tổ chức uy tín để cập nhật thông tin: McKinsey, BCG, Deloitte cho tới New York Times, WEF v..v..
Chọn theo dõi một số tên tuổi: chị Linh Phan, Blog của Seth, Neil Patel, Bill Gates
Nghe podcast, tham gia webinar: cũng là những nguồn thu nạp kiến thức thụ động khác
Cuối cùng là đọc và làm báo cáo. Đây là hình thức giúp mình nắm chắc thông tin nhất, ngoài việc nghe loáng thoáng ghi chú để dành, hay đọc lướt qua biết để đó. Khoảng 13 năm trước khi bắt đầu làm việc với con số, mình đã bị các báo cáo mê hoặc. Một báo cáo mang tính tổng hợp đòi hỏi rất nhiều công sức để làm và trình bày, nhưng người đọc cũng bắt buộc chú tâm nghiền ngẫm để hiểu và sau đó liên hệ thực tế cuộc sống.
Cho tới lúc mình bắt tay vào thực hiện làm báo cáo cho một ngành nào đó, mình càng có cơ hội bắt buộc đào sâu kiến thức nền nhiều hơn. Để đọc số mà nhìn thấy bức tranh tổng quan. Từ đó, những bình luận hay lập luận phân tích và những câu hỏi đào sâu với đối tượng ngách của mình thực sự vững chắc hơn.
Có lẽ vậy khi mình bắt đầu ý niệm tổng hợp và chia sẻ lại báo cáo cho bạn đọc, mình biết mình đang làm khó bản thân nhiều hơn bình thường. Nhưng thay vì một tháng đọc một chục báo cáo nhưng không làm gì thêm thì mình sẽ chọn lọc ít đi nhưng trình diễn nó lại để mọi người cũng cập nhật cùng mình mà còn có thể phát triển một dạng tư duy khác nữa.
Để kết lại cho chuỗi Inputs và Outcomes hay chuỗi từ data để chuyển dần thành kiến thức, rồi insight; không có con đường nào khác phải đi qua bộ lọc của não và thông qua:
đôi tay để bạn viết lại và chia sẻ nó đi
miệng để bạn nói diễn giải với người khác
thì những gì bạn thu được mới cô đọng. Để khi chắt lọc lại bạn sẽ thấy nó là insight.
Hôm nay đã là 04.02 rồi, cuối ngày hôm nay mình sẽ chính thức tăng giá bản tin. Định hướng mới của bản tin ở đây. Nếu bạn thực sự mong muốn cải thiện khả năng phân tích và đào sâu insight, hãy trở thành độc giả có trả phí vì mình tin định hướng 2023 sẽ giúp bạn làm được điều đó.
Còn bây giờ thì cám ơn bạn đã theo dõi.
Have an insightful time.
Norah VO
From Insights To Intelligence
Chị ơi, em hơi thắc mắc ở ý “câu hỏi định hướng - Leading question”.
Ví dụ khi chị hỏi cafe này béo và thơm ghê ha thì đâu đấy nó cũng gần gần vói dạng yes - no và dễ dẫn đến ngõ cụt. Nhưng ngoài ra thì leading question có kiểu câu hỏi nào khác ko ạ? Thí dụ như đang bàn chủ đề A với quan điểm X, thì mình lái người kia theo quan điểm Y kiểu “Ở một góc nhìn khác thì tôi thấy thế này, anh nghĩ sao” - Hay đây vẫn là câu hỏi đào sâu ạ?